Chiếm hơn một nửa số vốn đầu tư mạo hiểm rót vào Đông Nam Á, quốc gia này tiếp tục là hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động bậc nhất khu vực

Singapore tiếp tục giữ ngôi vương là quốc gia có các công ty khởi nghiệp gọi được vốn đầu tư mạo hiểm nhiều nhất Đông Nam Á.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh (Dealstreet Asia): Số thương vụ và vốn đầu tư mạo hiểm của 6 quốc gia Đông Nam Á trong 9 tháng đầu năm 2023
Ảnh (Dealstreet Asia): Số thương vụ và vốn đầu tư mạo hiểm của 6 quốc gia Đông Nam Á trong 9 tháng đầu năm 2023

Theo báo cáo về vốn đầu tư mạo hiểm Đông Nam Á trong chín tháng đầu năm 2023 của DealStreetAsia và Enterprise Singapore, các công ty khởi nghiệp (startup) Singapore thu hút được 4,32 tỷ USD, giảm 49% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 63% tổng vốn đầu tư mạo hiểm của khu vực. Số lượng các giao dịch giảm 21% xuống còn 410 trong giai đoạn này, nhưng vẫn chiếm đến 64% tổng số giao dịch ở Đông Nam Á.

Indonesia đứng ở vị trí thứ 2 khi chiếm 17% tổng vốn đầu tư mạo hiểm ở Đông Nam Á với 101 thương vụ trị giá 1,15 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam chiếm 9% sau khi thu hút được 610 triệu USD qua 41 thương vụ. Thái Lan chiếm 8% với tổng số vốn gọi được là 560 triệu USD qua 25 giao dịch, Philippines là 2% với 25 thương vụ trị giá 110 triệu USD, và Malaysia chỉ chiếm 1% với 41 thương vụ có tổng giá trị 80 triệu USD.

Báo cáo nhận định cả 6 hệ sinh thái khởi nghiệp chính ở Đông Nam Á đều trải qua “mùa đông gọi vốn” do các bất ổn kinh tế vĩ mô, căng thẳng địa chính trị và lãi suất cao.

Dẫu vậy, các lãnh đạo doanh nghiệp tỏ ra vô cùng lạc quan, cho rằng hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu của khu vực sẽ chứng kiến một đợt tăng trưởng tiếp theo trong 12 tháng tới.

Magnus Grimeland, nhà sáng lập kiêm CEO của công ty đầu tư mạo hiểm toàn cầu Antler, nhận định: “Việc vốn đầu tư mạo hiểm vào các startup ở Singapore sụt giảm chỉ là tạm thời do ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô. Vốn đầu tư sẽ lại tiếp tục tăng đáng kể trong vài năm tới.” Bằng chứng là, số thương vụ giao dịch hàng quý tại Singapore trong năm nay đã phục hồi về mức trước đại dịch (2019), báo cáo cho biết.

Đáng chú ý, trong chín tháng đầu năm, các công ty khởi nghiệp nằm ngoài xu hướng suy giảm nguồn vốn thuộc về các lĩnh vực được coi là thiết yếu trong thời kỳ đại dịch, bao gồm công nghệ y tế (healthtech), công nghệ xanh (greentech), công nghệ nông nghiệp agritech) và công nghệ thực phẩm (foodtech).

Cụ thể, số lượng giao dịch trong mảng healthtech đã tăng hơn gấp đôi trong 9 tháng so với cùng kỳ năm ngoái, với tổng giá trị giao dịch tăng lên 292 triệu USD. Trong lĩnh vực công nghệ xanh, bao gồm công nghệ năng lượng tái tạo và quản lý chất thải, số thương vụ đã tăng hơn 300% trong giai đoạn này.

Lượng giao dịch trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp và công nghệ thực phẩm cũng tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái lên 21 giao dịch, huy động được tổng cộng 26 triệu USD.

Về loại giao dịch, báo cáo chỉ ra rằng số thương vụ ở giai đoạn đầu (từ vòng hạt giống đến vòng Series B) là 370 trong giai đoạn 9 tháng đầu năm nay, chiếm đến 95% tổng số giao dịch tại Singapore, và số vốn huy động được từ các vòng đầu là 2,03 tỷ USD, chiếm 53% tổng giá trị gây quỹ.

Báo cáo cũng cho biết trong số 20 startup gọi được vốn nhiều nhất trong 9 tháng đầu năm ở khu vực Đông Nam Á, có đến 11 công ty đến từ Singapore, dẫn đầu là Lazada Group khi gọi được khoảng 1,2 tỷ USD vốn đầu tư từ công ty mẹ Alibaba.

Theo Nhịp sống Thị trường

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE