Châu Âu rốt ráo tìm nguồn cung khí đốt, tình trạng thiếu điện lan rộng

Nhiều quốc gia châu Âu đang chật vật tìm mọi cách để tiết kiệm điện sau khi cắt giảm nhập khẩu điện, khí đốt và dầu mỏ của Nga. Trước cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài, một số quốc gia có thể sớm đối mặt với cảnh cắt điện luân phiên.

Theo báo Guardian, công ty Lưới điện Quốc gia của Anh cảnh báo các gia đình tại nước này có thể chịu cảnh mất điện luân phiên, mỗi lần trong 3 giờ đồng hồ nếu như nguồn cung khí đốt từ Nga bị tạm ngừng.

Công ty cho biết trong trường hợp xấu nhất, một số khách hàng có thể bị cắt điện để đảm bảo an ninh tổng thể và tính toàn vẹn của hệ thống điện trên khắp Vương quốc Anh.

Lưới điện Quốc gia cho biết kịch bản này sẽ xảy ra nếu như Anh trải qua một đợt lạnh bất thường kết hợp với việc giảm nhập khẩu điện từ châu Âu và không đủ khí đốt cho các nhà máy điện hoạt động.

Các nhà máy sử dụng khí đốt để tạo điện đóng góp 40% sản lượng điện của Vương quốc Anh. Tuy nhiên, nước này không phụ thuộc nhiều vào các nguồn cung của Nga. Lưới điện Quốc gia cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng khiến Anh không còn có thể nhập khẩu điện từ Pháp, Hà Lan hoặc Bỉ, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu điện trên toàn quốc.

Tại Phần Lan, ngày 1/12, công ty vận hành lưới điện Fingrid nước này nhấn mạnh nguy cơ thiếu điện đang gia tăng do nguồn cung điện trong nước và các nguồn nhập khẩu không ổn định. Fingrid đã cảnh báo về khả năng mất điện trong mùa đông này, một phần do chưa ấn định được thời gian vận hành lò phản ứng điện hạt nhân mới Olkiluoto 3.

Một nguyên nhân khác tác động tới vấn đề đảm bảo nguồn điện của Phần Lan có liên quan đến việc nhập khẩu điện. Cụ thể, nước láng giềng Thụy Điển - một nhà xuất khẩu điện lớn, có kế hoạch tạm ngừng vận hành Oskarshamn 3, lò phản ứng hạt nhân lớn nhất của nước này, để bảo trì từ 9 - 18/12 tới, trong khi lò phản ứng Ringhals 4 vẫn chưa hoạt động trở lại cho đến ngày 31/1/2023. Fingrid ước tính mức tiêu thụ điện cao đỉnh điểm trong mùa Đông này vào khoảng 14.400 megawatts (MW).

Trong khi đó, tại Pháp, đầu tháng 12, chính phủ thông báo sẽ triển khai kế hoạch cắt điện luân phiên kể từ đầu năm 2023 để đối phó với nguy cơ thiếu điện. Theo công ty điện lực EDF nước này, từ tháng 1/2023, việc cắt điện sẽ thực hiện luân phiên theo từng khu vực và thời điểm cụ thể, bao gồm cả các khung giờ cao điểm từ 8h - 13h hay từ 18h - 20h. Tình trạng mất điện sẽ không kéo dài quá 2 giờ đồng hồ và được thông báo trước. Ước tính việc cắt điện luân phiên có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 60% người dân Pháp.

Quảng cáo
0712-dien2-9827.jpg

Tháp Eiffel giảm bớt đèn để tiết kiệm điện. Ảnh: Reuters

Để ứng phó trước nguy cơ thiếu điện và mất điện trong mùa đông giá lạnh, các quốc gia EU đã thống nhất những biện pháp chưa từng có từ trước đến nay.

“Các nước thành viên sẽ tự nguyện cắt giảm 10% lượng điện tiêu thụ trong giờ cao điểm từ ngày 1/12/2022 đến 31/3/2023”, tuyên bố của Hội đồng châu Âu nêu rõ. Mỗi nước sẽ được tự do lựa chọn các biện pháp phù hợp để đạt được mục tiêu trên. Các văn phòng nhà nước được yêu cầu hạ nhiệt độ sưởi và ánh sáng trong trường hợp không cần thiết. Nhân viên được khuyến khích làm việc từ xa. Các chính phủ cũng động viên mỗi gia đình tự giác tiết kiệm điện.

Bên cạnh các phương án tiết kiệm điện, chính phủ các nước châu Âu cũng ráo riết tìm kiếm nhiều nguồn cung năng lượng thay thế.

Trong khi Đức tìm đến các nước xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông thì Italy lại chạy sang châu Phi.

Trong chuyến công du tháng 9 tới khu vực vùng Vịnh, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã ký các hợp đồng về cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng với Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Còn Italy, trong tháng 4, Thủ tướng Italy Mario Draghi và Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune đã nhất trí hợp tác về đầu tư năng lượng tái tạo và chứng kiến lễ ký thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên mới giữa hai công ty năng lượng quốc doanh lớn là Eni và Sonatrach.

Algeria hiện là nhà xuất khẩu khí đốt lớn thứ hai của Italy, cung cấp khoảng 21 tỷ mét khối mỗi năm, sau Nga với 30 tỷ mét khối năm 2021. Tuy nhiên, đường ống xuyên Địa Trung Hải nối Italy với Algeri mới chỉ hoạt động với 2/3 công suất, tạo cho Rome cơ hội để nhanh chóng tăng lượng khí đốt nhập khẩu của Algeria, hiện có thể đạt công suất tối đa ở mức 33 tỷ mét khối - chiếm hơn 40% nhu cầu của Italy.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần