Châu Á sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nếu thương mại toàn cầu “đứt gãy”

Trong nghiên cứu mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo về khả năng thương mại toàn cầu suy giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế châu Á.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nhiều thứ để mất hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới nếu hệ thống thương mại toàn cầu chia tách trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang, IMF cảnh báo.

Các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ có thể mất hơn 3% GDP nếu thương mại sụt giảm trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp trừng phạt của Mỹ với ngành sản xuất chip để đối đầu với Trung Quốc, ngoài ra nếu các biện pháp bảo hộ phi thuế quan được điều chỉnh lên ngưỡng tương đương thời kỳ Chiến tranh Lạnh, IMF nhấn mạnh trong một nghiên cứu mới đây.

Ngưỡng sụt giảm GDP nói trên gấp đôi ngưỡng sụt giảm của toàn cầu.

Nhiều lĩnh vực tại châu Á sụt giảm nghiêm trọng bởi thương mại toàn cầu giảm sẽ có thể đẩy thất nghiệp toàn cầu lên ngưỡng 7%.

“Khi chúng ta nói đến những khó khăn dâng cao từ bất ổn thương mại gia tăng và thêm nhiều biện pháp hạn chế, mọi chuyện cuối cùng sẽ leo thang đến độ thế giới bị phân cực, chia rẽ”, Giám đốc phụ trách bộ phận khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại IMF - bà Krishna Srinivasan nói.

Quảng cáo

Châu Á sẽ thiệt hại nặng nề hơn các khu vực khác bởi châu Á giữ vị thế vô cùng quan trọng trong kinh tế toàn cầu và trong một thế giới bị chia rẽ, châu Á sẽ mất rất nhiều.

Những dấu hiệu về sự chia rẽ và phân cực trong thương mại toàn cầu xuất hiện bắt đầu từ khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu vào năm 2018, tuy nhiên những dấu hiệu đáng sợ hơn thực sự nhiều hơn từ khi căng thẳng Nga - Ukraine leo thang tạo ra thêm bất ổn cho các mối quan hệ thương mại toàn cầu, IMF cảnh báo.

Bất ổn chính trị xung quanh vấn đề thương mại, chứ không chỉ riêng các biện pháp hạn chế thương mại, sẽ có thể gây tổn hại đến hoạt động kinh tế khi mà nhiều doanh nghiệp ngừng tuyển dụng và đầu tư. Ngoài ra thêm nhiều doanh nghiệp trì hoãn việc gia nhập thị trường.

Cũng theo số liệu của IMF, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc làm suy giảm đầu tư ước tính khoảng 3,5% trong 2 năm.

Tác hại của việc thương mại “đứt gãy” đối với các nước mới nổi châu Á lớn hơn, ngoài ra những doanh nghiệp có nợ nần nhiều cũng sẽ ảnh hưởng nhiều hơn.

IMF cho biết dù nghiên cứu của tổ chức này tập trung vào vấn đề đứt gãy thương mại, sẽ có thể có những ảnh hưởng nặng nề hơn ví dụ như việc gây tổn hại đến các mối quan hệ tài chính.

Ngoài ra hiện cũng có những lo ngại về khả năng sẽ có dòng vốn bị rút mạnh khỏi châu Á tuy nhiên tình hình hiện vẫn đang trong tầm kiểm soát. Tình hình diễn biến dòng vốn tại châu Á hiện đang khá trái chiều, vốn bị rút khỏi Đài Loan, Trung Quốc và cả Indonesia, tuy nhiên dòng vốn lại đang vào mạnh Thái Lan.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc