Canada tìm giải pháp hỗ trợ người dân trong cơn "bão" lạm phát

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Canada ngày 7/9 cho biết nội các sẽ thảo luận về việc liệu có cần triển khai các biện pháp mới để giúp người dân Canada trang trải chi phí sinh hoạt hay không.

Sau khi Ngân hàng trung ương Canada (BoC) thông báo tăng lãi suất thêm 0,75% nhằm giảm lạm phát, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland ngày 7/9 cho biết nội các liên bang trong tuần này sẽ thảo luận về việc liệu có cần triển khai các biện pháp mới để giúp người dân Canada trang trải chi phí sinh hoạt hay không.

Bà Freeland không đưa ra ví dụ cụ thể về các biện pháp mà nội các có thể xem xét, mà chỉ nhắc lại trọng tâm của chính phủ là hỗ trợ “những người dễ bị tổn thương nhất” trong xã hội.

Một số tỉnh, trong đó có Saskatchewan và Quebec, đã chi các khoản thanh toán trực tiếp cho các cá nhân như một chính sách hỗ trợ người dân ứng phó với lạm phát, trong khi các tỉnh khác, chẳng hạn như Ontario và Alberta, đã chấp thuận việc cắt giảm tạm thời thuế xăng của tỉnh.

Bộ Tài chính đã có các cuộc thảo luận nội bộ trong mùa Hè này về bản cập nhật kinh tế và tài khóa năm 2022, cũng như ngân sách liên bang trong năm tới.

Kế hoạch ngân sách được công bố hồi tháng 4/2022 của chính phủ dự kiến thâm hụt 52,8 tỷ CAD (40,21 tỷ USD) cho tài khóa hiện tại (bắt đầu vào ngày 1/4/2022), tiếp theo là mức thâm hụt 39,9 tỷ CAD trong năm 2023-2024.

Tuy nhiên, những dấu hiệu ban đầu cho thấy thâm hụt ngân sách liên bang trong năm nay có thể sẽ thấp hơn đáng kể so với dự báo đó.

Theo báo cáo, 3 tháng đầu của tài khóa hiện hành đã chứng kiến mức thặng dư 10,2 tỷ CAD, so với mức thâm hụt 36,5 tỷ CAD trong cùng kỳ năm trước đó.

Quảng cáo

Bộ trưởng Tài chính Canada lặp lại những bình luận trước đây rằng chính phủ liên bang đang giúp kiềm chế lạm phát bằng cách hành động có trách nhiệm. Bà Freeland từ chối bình luận cụ thể về việc tăng lãi suất của BoC, lưu ý rằng ngân hàng đưa ra quyết định độc lập với chính phủ.

Cơ quan Thống kê Canada cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 7/2022 đã tăng 7,6% so với một năm trước đó. Con số này thấp hơn mức tăng 8,1% trong tháng 6/2022, mức lạm phát cao nhất trong gần 40 năm. Giá xăng, mặc dù vẫn cao hơn nhiều so với năm ngoái, nhưng đã giảm 9,2% trong tháng Bảy (so với tháng Sáu).

Tuy nhiên, các con số thống kê khác lại ít khả quan hơn, chẳng hạn như hàng tạp hóa tăng với tốc độ hàng năm là 9,9% trong tháng Bảy, với mức 9,4% trong tháng Sáu.

Lạm phát cơ bản (không tính chi phí thực phẩm và năng lượng) không hạ nhiệt nhiều. Và đây là một lời nhắc nhở rằng BoC cần tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế áp lực lạm phát.

Đảng Bảo thủ đối lập tại Canada đã kêu gọi chính phủ đưa ra các biện pháp hỗ trợ chi phí sinh hoạt như đình chỉ thuế GST đánh vào xăng và dầu diesel.

Một quyết định quan trọng khác mà nội các của Thủ tướng Trudeau phải đối mặt là định hướng chi tiêu cho y tế liên bang trong tương lai.

Bộ trưởng Y tế Jean-Yves Duclos cho biết, hệ thống chăm sóc sức khỏe rơi vào khủng hoảng vì Canada đang gặp khó khăn về nguồn nhân lực.

“Đó là lý do tại sao chúng tôi đang đầu tư và hỗ trợ các tỉnh và vùng lãnh thổ giải quyết cuộc khủng hoảng này. Đó là chìa khóa cho sự bền vững lâu dài của hệ thống chăm sóc sức khỏe của Canada”, ông nói.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria