Canada: Xu hướng không sử dụng tiền mặt và mối lo quyền riêng tư bị xâm phạm

Việc sử dụng hình thức thanh toán kỹ thuật số không tiếp xúc tại cửa hàng tạp hóa tại Canada có chiều hướng tăng mạnh nhưng cũng dấy lên lo ngại quyền bảo mật thông tin cá nhân có thể bị xâm phạm.

Phóng viên TTXVN tại Canada dẫn kết quả nghiên cứu mới được công bố từ Phòng thí nghiệm phân tích nông nghiệp-thực phẩm của Đại học Dalhousie (tỉnh Nova Scotia, Canada) cho thấy việc sử dụng hình thức thanh toán kỹ thuật số không tiếp xúc tại cửa hàng tạp hóa có chiều hướng tăng mạnh. Dữ liệu nghiên cứu dự báo 26% cửa hàng tạp hóa ở Canada sẽ không chấp nhận tiền mặt trong 5 năm tới.

Tuy nhiên, sự tiện lợi của việc không sử dụng tiền mặt tại các cửa hàng tạp hóa sẽ làm tăng các rủi ro khi quyền bảo mật thông tin cá nhân có thể bị xâm phạm. Trong thời gian đại dịch COVID-19, do lo ngại bị lây nhiễm vi khuẩn từ các bữa ăn tự chọn và các khẩu phần ăn miễn phí, các chuyên gia phòng dịch đã khuyên người tiêu dùng tránh hoặc hạn chế dùng tiền mặt. Thay vào đó, các khoản thanh toán không tiếp xúc như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ cũng như ví kỹ thuật số nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn, được lựa chọn. Một số doanh nghiệp thậm chí còn đưa ra chính sách không dùng tiền mặt.

Hiện nay, qua nghiên cứu, các chuyên gia biết rằng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 qua sử dụng tiền mặt là khó xảy ra. Kết quả nghiên cứu cho biết các thói quen trong đại dịch khác, bao gồm cả việc khử khuẩn cho các mặt hàng tạp hóa một cách không cần thiết, đã dần mất đi.

Quảng cáo

Hơn 90% người Canada sử dụng một số hình thức thanh toán điện tử để mua hàng tạp hóa. Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được sử dụng phổ biến nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tiện lợi có thể làm giảm lưu thông tiền mặt khi thanh toán, song hầu hết người tiêu dùng lo ngại ảnh hưởng đến quyền riêng tư và cách các cửa hàng tạp hóa không dùng tiền mặt có thể ảnh hưởng đến hàng triệu người Canada không có tài khoản ngân hàng hoặc ít sử dụng đến dịch vụ ngân hàng.

53% người Canada xem nền kinh tế không sử dụng tiền mặt là mối đe dọa về quyền riêng tư và một số vụ việc gần đây cho thấy mối đe dọa này thực sự như thế nào. Một cuộc tấn công mạng vào tháng 11/2022 khiến doanh nghiệp Sobeys (chuỗi siêu thị lớn thứ hai ở Canada, có công ty mẹ là Empire Co. Ltd.) mất 25 triệu CAD sau khi đã được bảo hiểm đền bù. Công ty mẹ Empire vẫn đang điều tra xem thông tin khách hàng có bị xâm phạm hay không. Trong khi đó, Maple Leaf Foods (doanh nghiệp sản xuất thịt đóng gói ở Canada) đã bị tấn công mạng dưới hình thức đòi tiền chuộc cũng trong tháng 11/2022. Các chuyên gia cho rằng tội phạm sử dụng mạng Internet ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Các vấn đề về quyền riêng tư cũng bao gồm việc nhà bán lẻ sử dụng trái phép thông tin cá nhân của người tiêu dùng. Trong lĩnh vực ngành nghề bán lẻ, một cuộc điều tra của quan chức chính phủ phụ trách về quyền riêng tư của Canada, Philippe Dufresne, đã phát hiện việc Home Depot (tập đoàn bán lẻ đồ nội thất, gia dụng) đã cung cấp thông tin chi tiết cho Meta (doanh nghiệp công nghệ điều hành mạng xã hội Facebook) cả địa chỉ email và thông tin mua hàng của khách hàng, mà khách hàng không hề biết hay được cho phép.

Sylvain Charlebois, Giám đốc Phòng thí nghiệm phân tích nông nghiệp-thực phẩm của Đại học Dalhousie, cho biết việc chuyển sang các phương thức thanh toán không tiếp xúc đã tăng tốc trong thời kỳ đại dịch, vì nó được xem là biện pháp phòng tránh cho vấn đề sức khỏe cộng đồng. Người tiêu dùng đã quen với sự tiện lợi và việc tự thanh toán bằng hình thức kỹ thuật số, không tiếp xúc đã trở nên phổ biến hơn. Ví dụ, hiện nay, chuỗi cửa hàng tạp hóa 24 giờ có tên Aisle 24 không có thu ngân, không dùng tiền mặt ở các địa điểm trên khắp tỉnh Ontario và Quebec.

Theo Cơ quan giám sát người tiêu dùng tài chính của Canada, ước tính có khoảng 6% hộ gia đình Canada (1,5 triệu người) không sử dụng dịch vụ ngân hàng trong năm 2022. 15% ít sử dụng đến dịch vụ ngân hàng, là các hộ gia đình có tài khoản ngân hàng, song lại lựa chọn các dịch vụ tài chính thay thế như các khoản vay ngắn hạn.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro