Hàng chục con tàu chở khí đốt đang lênh đênh ngoài khơi biển ở châu Âu, nhiều trong số này đang chờ để xả hàng, châu Âu đang trong cuộc chạy đua để tăng cường dự trữ khí dốt trước thềm mùa đông giá lạnh sắp đến mà không có khí đốt từ Nga.
Theo Wall Street Journal, hiện đang có khoảng 35 tàu hiện đang nằm yên hoặc dịch chuyển nhẹ nhàng xung quanh khu vực Tây Bắc Âu và bán đảo Iberian, theo trưởng bộ phận khí đốt tại công ty vận tải Vortexa – ông Felix Booth.
6 chiếc tàu chở khí đốt hiện đang neo ở vịnh Cadiz và ngoài ra còn một chiếc khác ở kênh đào Anh.
Châu Âu đang trải qua cú sốc năng lượng lớn nhất tính từ thập niên 1970 sau khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt, phía Nga đổ lỗi do các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt với Nga sau khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang vào tháng 2/2022.
Thông thường, Nga cung cấp lượng lớn khí đốt mà châu Âu sử dụng để sưởi ấm cho nhà cửa và sử dụng trong các ngành công nghiệp. Tình thế căng thẳng Nga – Ukraine đã chặn lại nguồn cung cấp khí đốt đó, giá khí đốt vì vậy leo thang buộc một số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và đe dọa có thể bị gián đoạn sản xuất nếu nguồn cung trở nên quá thấp.
Việc các tàu ngoài khơi phải chờ đợi là kết quả trực tiếp từ việc châu Âu có quá ít khu vực tiếp nhận có khả năng xử lý lượng khí đốt này, phần nhiều trong số đó đến từ Qatar và Mỹ.
Khối lượng giao dịch đã tăng vọt trong những tháng gần đây, theo các chủ tàu. Nguyên nhân chính bởi châu Âu tăng cường tích trữ trước thềm mùa đông.
Một nguyên nhân khác khiến cho tình trạng tắc nghẽn nhiên liệu ở các khu cảng châu Âu trở nên tồi tệ hơn chính là bởi các khu vực chứa ở các cảng này đều đã đầy. Enagás SA, doanh nghiệp vận hành mạng lưới vận chuyển khí đốt của châu Âu, trong tuần này công bố lượng nhập khẩu khí đốt nói trên có thể bị trì hoãn cho đến tháng 11/2022 bởi mức độ dự trữ tại các cảng này đã ở mức cao.
Tình trạng tắc nghẽn tại các cảng này phản ánh cho những thành công mà châu Âu đang có được trong việc huy động đủ nguồn cung khí đốt trong năm nay. Tuy nhiên nó cũng cho thấy hạ tầng năng lượng của châu lục này chưa thể đương đầu được với những áp lực mới. Hiện tại, những con tàu lớn, mỗi con tàu chở đủ nguồn năng lượng để thắp sáng và sưởi ấm cho cả triệu căn nhà hiện đang tạm thời giữ vai trò cung cấp tạm thời.
Tất cả những khí đốt thừa hiện đang ảnh hưởng tiêu cực đến giá khí đốt, chính vì vậy cũng không ngạc nhiên khi mà nhiều nhà cung cấp lựa chọn giữ khí đốt ở ngoài biển và hy vọng giá sẽ tăng lên. Trong tháng vừa qua, giá khí đốt giao theo hợp đồng đã giảm hơn 40% dù rằng vẫn cao gấp 9 lần so với cách đây khoảng 2 năm.
“Thị trường ở thời điểm hiện tại đang ngập nguồn cung”, phó chủ tịch phụ trách khí đốt tại doanh nghiệp tư vấn Wood Mackenzie – ông Massimo Di Odoardo phân tích.
Cùng với Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha hiện cũng đang xử lý ước tính khoảng 30% năng lực khí đốt của châu Âu, trải rộng với 6 cảng trong đó có bao gồm Barcelona, Huelva hay Gijion. Các nước khu vực Tây Bắc Âu hiện đang chạy đua để điều chỉnh và kết nối các khu vực xử lý khí đốt để làm giảm tình trạng căng thẳng thiếu hụt nguồn cung. Nhiều nước trong đó có bao gồm Đức và Italy
Một số nước trong đó có bao gồm Đức hay Italy hiện đang xây dựng các khu vực tiếp nhận mới, tuy nhiên ngay cả các khu vực này cũng không sẵn sàng tiếp nhận ngay tàu khí đốt.
Vịnh Cadiz hiện đang là một nơi tốt để tàu có thể vào chờ xả hàng bởi nhiều nhà buôn quyết định nơi nào và lúc nào xả hàng. Khu vực hải phận giữa Tây Bắc Âu và các cảng Địa Trung Hải cũng đang cho phép tàu chuyển hướng.
Tình trạng này thực ra cũng đang tiềm ẩn rủi ro với châu Âu. Nếu giá bất ngờ tăng tại châu Á, các nhà buôn có thể sẽ quyết định vận chuyển khí đốt đến đây. Tuy nhiên mức giá thị trường hiện nay không cho phép khả năng đó xảy ra, theo trưởng bộ phận kinh doanh tại doanh nghiệp khí đốt Trident ở Trung Quốc – ông Toby Copson.
Chi phí vận chuyển khí đốt sang châu Âu đã tăng vọt lên nhiều ngưỡng cao kỷ lục bởi châu Âu chạy đua mua gom khí đốt. Chính vì vậy hành trình đến châu Á và trở lại khu vực vịnh Mexico của Mỹ không hề đơn giản, nó vô cùng tốn kém với những nhà kinh doanh đã không chốt được hợp đồng vận tải nhiều tháng trước đó.
Nhu cầu khí đốt tại châu Á hiện vẫn đang ở mức thấp. Ngoài ra, cũng có rất ít dấu hiệu cho thấy chính phủ Trung Quốc sẽ nới lỏng biện pháp kiểm soát COVID-19 mạnh tay, động thái này có thể làm tăng sản lượng kinh tế và nhu cầu năng lượng.
Hiện nay, những nhà kinh doanh sở hữu các tàu khí đốt trên có thể hưởng lợi từ việc chờ bán sản phẩm vào châu Âu trong mùa đông. Họ hoàn toàn có thể đòi giá cao hơn nếu họ bán hàng trong những tháng tới chứ không phải chỉ trong vài tuần tới.