BofA dự báo sốc: Tháng 12 FED mới hạ lãi suất nhưng giảm ngay 1,25%

Fed có thể sẽ bắt đầu nới lỏng lãi suất vào tháng 12 và cắt giảm 125 điểm cơ bản trong năm nay, theo dự báo của BofA.

BofA dự báo sốc: Tháng 12 FED mới hạ lãi suất nhưng giảm ngay 1,25%

Chuỗi dữ liệu lạm phát cao bất ngờ gần đây đã khiến Bank of America (BofA) phải lùi dự báo về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed đến tháng 12, so với dự đoán tháng 6 trước đó.

Nhóm các chuyên gia kinh tế của BofA đã viết trong một ghi chú hôm thứ Năm rằng họ không cảm thấy các nhà hoạch định chính sách sẽ đủ tự tin để bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ vào tháng 6. Tuy vậy, họ vẫn kỳ vọng về bốn lần cắt giảm lãi suất vào năm 2025 và hai lần vào năm 2026.

Theo quan điểm của chúng tôi, “lạm phát neo cao trong năm nay khiến việc cắt giảm trước tháng 12 trở thành thách thức”, các nhà phân tích do Michael Gapen dẫn đầu viết. Chỉ số CPI lõi trong quý 1 đã tăng lên 4,5% hàng năm từ mức 3,3% vào cuối năm 2023. Trong khi đó, dự báo về lạm phát trong thời gian tới vẫn ở mức cao.

Quảng cáo

“Chúng tôi cũng loại trừ khả năng bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 7 hoặc tháng 9. Chúng tôi nhận thấy lạm phát có vẻ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt vào thời điểm đó”, ghi chú cho biết.

BoFA dự báo PCE lõi hàng năm dự kiến là 2,8% trong tháng 12, có nghĩa là lạm phát sẽ bắt đầu ổn định và giảm dần.

“Do đó, Fed có thể bắt đầu nới lỏng lãi suất vào tháng 12 và cắt giảm 125 điểm cơ bản trong năm nay, so với dự báo trước đây của chúng tôi là 75 điểm cơ bản”.

Một số ngân hàng đã điều chỉnh dự báo lãi suất sau khi công bố chỉ số CPI tháng 3. Goldman Sachs đã cắt giảm dự báo từ ba lần xuống còn hai lần, trong khi RBC cho biết chỉ có một lần trong khả năng.

Hôm thứ Tư, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers cho biết ngày càng có nhiều khả năng rằng đợt tăng lãi suất tiếp theo của Fed sẽ lùi xa dần khi lạm phát tăng cao trong tháng thứ ba liên tiếp.

Theo BI.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên