Bluechips dìm chỉ số, nhóm Chứng khoán "nhấp nhổm" tăng giá

Sau 2 phiên tăng điểm, áp lực rung lắc từ nhóm cổ phiếu lớn đã xuất hiện khiến cho VN-Index có lúc rơi xuống dưới 1.280 điểm. Dù vậy, dòng tiền vẫn tranh thủ tìm đến các cơ hội, trong đó nhóm cổ phiếu Chứng khoán đã tăng giá khá đồng loạt.

screenshot-2024-06-11-15485820240611155951.png?rt=20240611155954
 

Định vị thị trường

Chứng khoán châu Á đã có khá nhiều phiên giao dịch trái chiều, thiếu định hướng và tình trạng này vẫn chưa được giải quyết trong phiên 11/6. Các chỉ số NIKKEI 225 (+0,25%), SZI (+0,07%), KOSPI (+0,15%) ghi nhận sắc xanh trong khi TWSE (-0,3%), KLSE (-0,14%), STI (-0,45%) lại giảm điểm nhẹ.

Với VN-Index, tính cả phiên hôm nay, chỉ số đã có 6 phiên liên tiếp đi ngang ở ngay dưới mốc 1.300 điểm. Thậm chí, phần lớn thời gian giao dịch, chỉ số còn ở dưới tham chiếu và có thời điểm đã giảm hơn 10 điểm. Dù vậy, với tính chất của trạng tích lũy, biên độ giảm cũng được thu hẹp ngay cuối phiên xuống còn hơn 6 điểm.

Chất xúc tác

Những biến số tác động tới cả dòng tiền trong nước và khối nhà đầu tư ngoại là lãi suất và tỷ giá đang có tín hiệu gây cản trở. Theo thống kê từ Refinitiv Eikon, lãi suất liên ngân đang tiếp tục nhích tăng. Kỳ hạn qua đêm đã tăng 0,23% lên 4,49% trong khi kỳ hạn 1 tuần tăng 0,11% lên 4,57%, kỳ hạn 2 tuần tăng 0,12% lên 4,7%.

Được biết, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng 6.735,7 tỷ đồng từ thị trường trong ngày hôm qua, khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường ở mức 67.960 tỷ đồng, khối lượng trên kênh cầm cố ở mức 6.769,71 tỷ đồng.

Với tỷ giá, sự kiện DXY vượt trên 105 điểm vẫn đang tạo ra phản ứng tăng giá của tỷ giá tự do trong nước. Hiện giá bán ra trên thị trường tự do lại áp sát trở lại 25.800 VND/USD.

Hệ quả, khối ngoại đã trở lại bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng trong phiên hôm qua và sang đến phiên hôm nay, giá trị rút ròng còn lên tới gần 1.850 tỷ đồng, mức cao nhất trong 3 tháng trở lại đây. Các mã FPT (-260 tỷ đồng), VHM (-215 tỷ đồng), HPG (-203 tỷ đồng) bị bán ròng trên 200 tỷ đồng trong khi TCB, VNM, MWG bị rút ra trên 100 tỷ đồng.

Quảng cáo
3ex-2024-06-1120240611155945.png?rt=20240611160010
 

Dù vậy, điểm tích cực là thanh khoản của HOSE đã quay trở lại trên mức bình quân 20 phiên cho thấy dòng tiền nội đã tranh thủ rung lắc để đẩy mạnh giao dịch. So với phiên hôm qua, khớp lệnh của HOSE đã tăng 10,4% và tỷ trọng của nhà đầu tư trong nước chiếm gần 92%.

Vận động thị trường

Khoảng thời gian ghi nhận sắc xanh của VN-Index chỉ xuất hiện khá ngắn trong phiên sáng. Một số cổ phiếu như VIC, VHM đã tạo ra áp lực giảm lên thị trường chung khiến chỉ số đảo chiều.

Trong phiên chiều, một số mã lớn khác như VNM (-1%), MSN (-1,7%), VCB (-0,9%), GVR (-1,7%) còn gây thêm áp lực. Tổng cộng, VN30 có tới 21/30 mã giảm khi đóng cửa. Chỉ số VN-Index đã có thời điểm giảm hơn 10 điểm xuống dưới 1.280 điểm.

Tuy nhiên, tính chất giằng co và rung lắc của thị trường vẫn chưa thay đổi. Chốt phiên, VN-Index đóng cửa tại 1.284,41 điểm, giảm 6,26 điểm (-0,49%). Tổng giá trị giao dịch sàn đạt 25.420 tỷ đồng, tương đương 993,34 triệu đơn vị.

Các mã VPB (+1,4%), TCB (+0,9%), FPT (+1,7%), PLX (+3%), SSI (+1,3%) đã kịp thời giúp triệt tiêu rung lắc trong giai đoạn cuối phiên.

Đáng chú ý nhất là cổ phiếu SSI với vị thế đầu ngành Chứng khoán. Lực mua mạnh cuối phiên của SSI đã tạo ra sức hút hơn với các cổ phiếu cùng ngành như VCI (+4,9%), AGR (+2,9%), BSI (+2,9%), FTS (+1%), HCM (+1,4%) và MBS (+2,1%), SHS (+2,7%) trên HNX.

Thực tế, các cổ phiếu kể trên đều đã "nhấp nhổm" tăng trong phiên nhưng vận động của thị trường đã khiến cho thị giá chịu sự dao động khá lớn. Chỉ sau khi SSI có tín hiệu rõ hơn, sự tự tin mới quay trở lại.

Ngoài nhóm Chứng khoán, các nhóm ngành khác vẫn có những các mã tích cực nhưng hiệu ứng lan tỏa không quá đồng đều. Đó là HAH (+2,64%), VOS (+5,99%), ở nhóm Cảng biển, HSG (+1,25%) ở nhóm Thép, TCM (+2,72%) và STK (+6,92%) ở nhóm Dệt may, ELC (+4,23%) ở nhóm Công nghệ…

Sự giằng co về tâm lý vẫn chưa thay đổi bất chấp VN-Index đã mất chuỗi 2 phiên tăng điểm. Điều này cũng thường được thể hiện qua vận động trái chiều của HNX-Index (+0,34%) và UPCoM-Index (-0,61%). Tổng giá trị giao dịch của HNX và UPCoM đạt hơn 3.500 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

DNSE tiếp tục được vinh danh Top 10 sản phẩm - dịch vụ công nghệ Tin dùng

Tại Lễ công bố và vinh danh sản phẩm - dịch vụ Tin dùng diễn ra chiều 20/12/2024 tại Hà Nội, Chứng khoán DNSE lần thứ hai liên tiếp được vinh danh trong Top 10 sản phẩm - dịch vụ Tin dùng Việt Nam lĩnh vực công nghệ.

DNSE được vinh danh thành viên tiêu biểu về giao dịch chứng khoán phái sinh Chủ tịch DNSE Nguyễn Hoàng Giang: “DNSE Aquaman Vietnam sẽ là sân chơi biểu tượng của bộ môn bơi – chạy”

Chứng khoán châu Á phần lớn giảm điểm phiên 20/12

Dữ liệu cho thấy tăng trưởng của kinh tế Mỹ và chi tiêu tiêu dùng vượt dự báo cũng không thể xoa dịu những lo ngại rằng Fed sẽ giữ chi phí đi vay ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.

Đà giảm điểm chi phối các TTCK châu Á trước thềm cuộc họp của Fed Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12

Thị trường xuất hiện sóng Midcap và Penny

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cùng có tuần tăng điểm, trái ngược với tuần giảm thứ 2 liên tiếp của VN-Index. Những vận động mới đã giúp cho bức tranh thị trường sinh động hơn sau chuỗi phiên giao dịch ảm đạm.

Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm Thử thách xuất hiện sau chuỗi 9 phiên thị trường đi ngang

Thử thách xuất hiện sau chuỗi 9 phiên thị trường đi ngang

Trong phiên đáo hạn phái sinh tháng 12, thị trường đã chứng kiến VN-Index có thời điểm giảm gần 16 điểm. Tuy nhiên, về cuối phiên, chỉ số lại thu hẹp được đà giảm và khá nhiều mã xuất hiện trạng thái "rút chân".

Thị trường đi ngang phiên thứ 9, cổ phiếu Dầu khí bật lên nhờ thông tin Lô B Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm

Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm

Phiên giao dịch 18/12 đã ghi nhận những dấu ấn tích cực của nhóm cổ phiếu Dầu khí với một số mã như PVB, PVC tăng trên 6%. Động lực tăng giá đến từ thông tin mới của dự án Lô B và sự kiện BSR chuyển sàn.

Thị trường đi ngang phiên thứ 9, cổ phiếu Dầu khí bật lên nhờ thông tin Lô B BSR lên kế hoạch lãi sau thuế 752 tỷ đồng năm 2025, chốt niêm yết cổ phiếu trên HoSE từ ngày 17/1

Bộ trưởng Tài chính: "Kỳ vọng thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn chủ yếu cho nền kinh tế"

Chỉ đạo tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng kỳ vọng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững.

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025 Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu việc đánh thuế đối với bất động sản bỏ hoang, chậm đưa vào sử dụng

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12

Chốt phiên 18/12, chỉ số Hang Seng tăng 0,8%, lên 19.864,55 điểm, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,6%, lên 3.382,21 điểm, trong khi chỉ số Nikkei 225 giảm 0,7%, xuống 39.081,71 điểm.

Chứng khoán châu Á tăng theo đà Phố Wall nhờ kỳ vọng Fed cắt lãi suất Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trước cuộc họp của Fed vào tuần tới

Chứng khoán KAFI hoàn tất tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng, dấu ấn rõ nét hơn của UNIBEN

CTCP Chứng khoán KAFI đã hoàn tất đợt tăng vốn gấp đôi lên 5.000 tỷ đồng vào đầu tháng 12/2024. Trong danh sách cổ đông tham gia cũng có Chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB), ông Đặng Khắc Vỹ.

Chứng khoán KAFI bị "tuýt còi" do để khách hàng giao dịch vượt quá sức mua Chứng khoán KAFI sẽ tăng vốn gấp đôi lên 5.000 tỷ đồng đầu tháng 12/2024