Bất an trước đà tăng liên tiếp của thị trường, giới đầu tư Mỹ ồ ạt "gom" vàng không quan tâm giá tăng hay giảm

Hơn 1 năm kinh tế Mỹ chìm trong lạm phát, lãi suất cao, vài ngân hàng sụp đổ và thị trường trồi sụt liên tiếp, nhà đầu tư nhỏ lẻ đã tìm đến các kim loại quý như vàng và bạc.

Bất an trước đà tăng liên tiếp của thị trường, giới đầu tư Mỹ ồ ạt "gom" vàng không quan tâm giá tăng hay giảm

Joe Susanno mất hàng nghìn USD trong tài khoản hưu trí khi đặt cược vào cổ phiếu công nghệ sinh học vào đầu năm 2021. Giờ đây, kỹ sư 44 tuổi đến từ Gloucester, Massachusetts, đang đặt cược vào một khoản đầu tư ổn định hơn, đó là vàng.

Joe cho hay: “Kim loại quý là thức giúp tôi ngủ ngon vào ban đêm. Tôi nắm giữ vàng và không ai có thể khiến nó sụt giá.”

Joe không phải là nhà đầu tư duy nhất có suy nghĩ như vậy. Hơn 1 năm kinh tế Mỹ chìm trong lạm phát, lãi suất cao, vài ngân hàng sụp đổ và thị trường trồi sụt liên tiếp, nhà đầu tư nhỏ lẻ khác cũng tìm đến các kim loại quý như vàng và bạc.

Trong năm nay, giá vàng đã tăng khoảng 8% lên 1.970 USD/ounce. Trong đó có đợt tăng giá mạnh hồi tháng 3 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ngân hàng, đưa vàng lên gần mức kỷ lục vào năm 2020, là 2.069,40 USD.

Tỷ lệ người Mỹ tin rằng vàng là khoản đầu tư dài hạn tốt nhất đã tăng lên 26% trong năm nay từ mức 15% vào năm 2022, theo một báo cáo của Gallup. Ngược lại, những người ủng hộ cổ phiếu giảm từ 24% xuống 18% trong năm ngoài, với trái phiếu tăng từ 4% lên 7%.

Cục đúc tiền kim loại Mỹ (US Mint) đã bán 5,56 triệu ounce vàng kể từ khi đại dịch xảy ra vào tháng 3/2020, trong khi khoảng 4 năm trước đó là 3,26 triệu. Matt Malleo, CEO tại trung tâm bán kim loại quý SchiffGold, cho biết doanh thu của công ty ông đạt kỷ lục vào đầu hồi mùa xuân.

screenshot-2023-08-10-at-114249-3894.png

George Milling-Stanley, chiến lược gia trưởng về vàng tại State Street Global Advisors, cho biết: “Chắc chắn rằng nhà đầu tư ở mọi cấp độ đều đã tích luỹ vàng, cả nhóm tổ chức và nhỏ lẻ.”

Từ lâu, vàng đã là loại tài sản được coi là phương tiện lưu trữ giá trị. Ở Mỹ, hàng tấn vàng vẫn nằm ở Fort Knox, dù thời kỳ neo tỷ giá vào vàng đã kết thúc năm 1971. Trong khi đó, các nhà đầu tư ở thời kỳ này coi vàng là một loại tài sản có tính “phòng vệ” tương đối ổn định trước lạm phát hay bất ổn của thị trường.

Việc nắm giữ vàng cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư bỏ qua lợi nhuận từ cổ phiếu hay cổ tức, hoặc lãi trái phiếu. Các cố vấn tài chính thường xuyên khuyến nghị nhà đầu tư nên phân bổ một khoản tiền vào vàng nhưng chỉ là tỷ lệ nhỏ trong danh mục.

Quảng cáo

Vậy điều gì đã khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn trong thời gần đây?

Câu trả lời là, nhiều nhà đầu tư lo ngại đợt hồi phục của Phố Wall trong năm nay chỉ tập trung vào một số ít cổ phiếu công nghệ. Điều này khiến các chỉ số dễ rơi vào vùng điều chỉnh nếu chỉ 1 hoặc 2 “gặp vấn đề”.

Ngoài ra, đồng USD đã giảm từ mức cao nhất trong 20 năm, khiến nhà đầu tư nước ngoài có thể mua vàng bằng USD với giá rẻ hơn.

Scott Wooldridge, tài xế 43 tuổi ở Indianapolis, cho biết, cuộc khủng hoảng ngân hàng hồi tháng 3 đã thôi thúc ông mua thêm vàng dạng tròn (đồng xu do các công ty tư nhân đúc). Ông đã rút toàn bộ tiền khỏi TTCK và trái phiếu vào năm 2018, do lo ngại biến động thị trường sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Scott giải thích: “Khi mua kim loại và nắm giữ chúng, giá tăng hay giảm không quan trọng, mà bạn vẫn thấy yên tâm về việc đó. Giá của 1 loại kim loại quý giảm có nghĩa là bạn sẽ có cơ hội mua vào nhiều hơn và giá tăng sẽ làm tăng giá trị tài sản bạn đang nắm giữ. Rõ ràng, đây là tình huống đôi bên cùng có lợi.”

Khoảng 20% nhà đầu tư Mỹ hiện nắm giữ vàng trong danh mục đầu tư, với tỷ lệ phân bổ trung bình là 14%, theo một cuộc khảo sát của SPDR. Hơn 1 nửa người tham gia cho biết họ có khả năng sẽ tăng tỷ lệ phân bổ trong 6-13 tháng tới.

screenshot-2023-08-10-at-114256-5980.png

Trên Phố Wall, giới chuyên gia cho rằng vàng sẽ không tăng giá trong thời gian tới. Nhiều người dự đoán lãi suất sẽ ở tiếp tục ở mức cao trong một thời gian, gây áp lực lên giá vàng do các khoản đầu tư có lãi như trái phiếu cũng hấp dẫn hơn.

Các nhà phân tích của HSBC dự đoán vàng sẽ giao dịch ở khoảng 1.850 USD đến 1.970 USD/ounce trong năm nay. Bank of America đưa dự báo mức giá là 1.923 USD vào cuối năm nay.

Kể từ cuối tháng 3/2020, nhà đầu tư đã rút khoảng 2,07 tỷ USD từ quỹ ETF vàng SPDR Gold Shares, quản lý tài sản khoảng 56 tỷ USD. Quỹ này ghi nhận dòng vốn ròng 10,36 tỷ USD trong khoảng thời gian 4 năm trước đó.

Bret Williams, một chủ sở hữu bất động sản 62 tuổi ở Albuquerque, New Mexico, bày tỏ quan điểm thận trọng khi đầu tư vào kim loại quý, sau khi mua bạc vào năm ngoái theo lời khuyên của 1 cố vấn tài chính. Bạc giảm 1,5% trong năm nay.

Bret cho hay: “Tôi đầu tư nhiều vào bạc nhưng không thấy lãi. Nếu có thể bán, tôi sẽ thanh lý ngay để mua một bất động sản.”

Hiện tại, Joe tiếp tục “gom” vàng. Ông vẫn thấy mệt mỏi vì thua lỗ chứng khoán nên quyết định giữ một trong những danh mục hưu trí của mình trong tài khoảng chuyển gửi (sweep account) cho đến khi tìm thấy một nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria