Áp lực khí đốt của Nga với EU đang giảm?

Giá khí đốt đang giảm mặc dù tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã đóng cửa đường ống Nord Stream trong tuần này. Tuy nhiên, những lo lắng về mùa Đông vẫn tồn tại.

Nga đã đóng cửa đường ống khí đốt Nord Stream 1 dưới biển tới Đức trong 3 ngày, bắt đầu từ hôm 31/8, nhưng giá khí đốt thực sự đã giảm.

Giá khí đốt tại trung tâm TTF Hà Lan được giao dịch ở mức 239,10 euro mỗi megawatt giờ vào ngày 31/8, giảm giảm so với 265,33 euro trước đó 1 ngày và thấp hơn nhiều so với mức đỉnh kỷ lục cuối tháng 7 là 346,52 euro.

Đó là một dấu hiệu cho thấy nỗ lực của Liên minh Châu Âu (EU) nhằm đa dạng hóa nguồn cung, cắt giảm sử dụng và nhanh chóng lấp đầy kho dự trữ trước mùa Đông đang có tác động đến thị trường. Dự trữ khí đốt của EU đã đạt trên 80%, mức mà EU đã yêu cầu đạt được vào ngày 1/11 tới.

"Hãy tiếp tục lấp đầy kho chứa ở những nơi có mức vẫn còn thấp hơn và thực hiện kế hoạch giảm tiêu thụ của EU. Điều này sẽ giúp chúng ta vượt qua mùa Đông một cách an toàn", Ủy viên Năng lượng EU Kadri Simson cho biết.

Riêng ở Đức, các cơ sở lưu trữ của nước này được lấp đầy tới 83%. "Chính phủ Đức đã chuẩn bị cho tình huống khí đốt từ Nga không được cung cấp một cách ổn định. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã có thể phản ứng nhanh chóng và lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt cho mùa Đông", Thủ tướng Đức Olaf Scholz viết trên Twitter.

Trước khi ngừng hoạt động 3 ngày, Gazprom đã giới hạn Nord Stream ở mức 1/5 công suất bình thường và đã giảm hoặc chấm dứt việc giao hàng cho hàng chục quốc gia EU. Công ty này cho biết họ sẽ tạm dừng giao hàng cho nhà cung cấp năng lượng Engie của Pháp kể từ 1/9 do tranh chấp thanh toán.

Ngay cả khi không đóng cửa hoàn toàn Nord Stream, lượng cung cấp của Nga cho EU vẫn thấp hơn nhiều so với mức của năm ngoái, khi nó chiếm 40% nguồn cung cấp khí đốt của khối. Tuần trước, Nga đã chuyển 856 triệu mét khối khí đốt sang EU, thấp hơn 68% so với cùng kỳ năm 2021, theo tổ chức Breugel.

Quảng cáo

Những lo lắng vẫn còn

Việc thị trường không có phản ứng hoảng sợ khi Nga đóng cửa Nord Stream để bảo trì - một tuyên bố mà các chính trị gia Tây Âu phản đối - không có nghĩa là Điện Kremlin cắt giao hàng sẽ không có hậu quả gì.

"Tình hình đang căng thẳng và không thể loại trừ vấn đề ngày càng tồi tệ hơn. Tuy nhiên, nguồn cung cấp khí đốt ở Đức đang ổn định", Bundesnetzagentur, cơ quan quản lý lưới điện của Đức cho biết.

"Giá bán buôn đã tăng mạnh trong thời gian gần đây và tiếp tục ở mức rất cao. Các công ty và người tiêu dùng tư nhân phải chuẩn bị cho sự gia tăng đáng kể về giá khí đốt", Bundesnetzagentur cảnh báo.

Ngay cả ở mức thấp hơn một chút vào ngày 31/8, giá khí đốt vẫn cao hơn khoảng 10 lần so với một năm trước. Điều đó ảnh hưởng đến giá điện do liên quan đến thị trường điện của EU.

Các bộ trưởng năng lượng của EU sẽ nhóm họp vào ngày 9/9 để thảo luận về tình hình và dự kiến sẽ xem xét các biện pháp ngắn hạn để kiềm chế giá cả cũng như cải tổ dài hạn cấu trúc thị trường năng lượng của khối.

Bất chấp sự suy thoái của thị trường, Giám đốc điều hành Gazprom Alexey Miller vẫn khẳng định rằng giá khí đốt sẽ còn cao hơn trong mùa Đông này "nếu xu hướng thị trường hiện tại vẫn tiếp tục".

Alexander Gabuev, thành viên cấp cao của Quỹ hòa bình Quốc tế Carnegie cho biết, tiến độ của EU trong việc lấp đầy trữ lượng "có thể sẽ đủ để vượt qua mùa Đông, nhưng nó sẽ không suôn sẻ và giá sẽ vẫn rất cao".

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?