Anh quyết không đàm phán lương trước cuộc đình công chưa từng có trong 106 năm

Các bộ trưởng Anh sẵn sàng thảo luận về điều kiện làm việc, hoạt động của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) và một loạt vấn đề khác ngoại trừ lương với các y tá để ngăn chặn các cuộc đình công dự kiến diễn ra vào ngày 15 và 20/12.

"Tất nhiên, Bộ trưởng Y tế muốn nói chuyện với mọi người về cách chúng ta có thể làm cho công việc tốt hơn, cách chúng ta có thể cải thiện hoạt động của NHS song mức lương lại do một cơ quan thanh toán độc lập quyết định”, Ngoại trưởng Anh James Cleverly phát biểu trước giới truyền thông. Nhà chức trách nói thêm rằng các cơ quan độc lập có lý do để đưa chính trị ra khỏi “những vấn đề như thế này”.

Ngoại trưởng lưu ý đề xuất tăng lương do Cơ quan đánh giá thanh toán NHS độc lập đưa ra vào tháng 7 đã được thực hiện đầy đủ. Theo đó, các y tá mới đủ điều kiện đã được tăng 5,5%, trong khi những người có mức lương thấp nhất (như người khuân vác và người dọn dẹp) được tăng lương lên tới 9,3%.

Quảng cáo

Vào tháng 11, Hiệp hội Y tá Anh (RCN) đã bỏ phiếu tổ chức cuộc đình công quốc gia đầu tiên trong lịch sử 106 năm, yêu cầu tăng lương 5% so với tỷ lệ lạm phát của Chỉ số giá bán lẻ (RPI). Hiện lạm phát ở mức 12% trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng nghiêm trọng tại Anh.

Tổng thư ký RCN, Pat Cullen, trước đó cho biết có thể tránh được các cuộc đình công nếu các y tá được đàm phán một cách nghiêm túc với bộ y tế. Theo ông Wes Streeting – một thành viên Quốc hội Anh, “việc chính phủ không muốn đàm phán là hoàn toàn vô lý".

Các y tá đòi đình công cho biết mức tăng lương hàng năm của họ không bù đắp được cho việc cắt giảm thu nhập thực tế của lĩnh vực công được áp dụng dưới thời Thủ tướng David Cameron. Các y tá của NHS tuyên bố họ hầu như không đủ khả năng để mua thực phẩm với số tiền họ kiếm được.

Hành động đình công do RCN kêu gọi diễn ra trong bối cảnh nhiều công đoàn của Anh trong các lĩnh vực khác nhau như đường sắt, bưu điện, cảng biển đã buộc phải ngừng hoạt động vì cuộc khủng hoảng năng lượng gây ra hiệu ứng dây chuyền đối với giá cả của các nhu yếu phẩm khác.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán thế giới đa phần tăng điểm bất chấp số liệu kinh tế trái chiều

Chứng khoán Phố Wall mở cửa giảm mạnh sau khi số liệu chính phủ cho thấy kinh tế Mỹ quý I/2025 suy giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái.

Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần thận trọng do bất ổn thương mại Công ty chứng khoán điểm tên nhiều cổ phiếu hấp dẫn, có thể “xuống tiền”

Chính phủ Mỹ xem xét nới lỏng tác động của thuế ô tô

Mỹ sẽ công bố kế hoạch giảm bớt tác động của thuế ô tô vào ngày 29/4 (giờ địa phương), bằng cách miễn một số loại thuế áp lên linh kiện nước ngoài được lắp ráp trong các xe sản xuất nội địa.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực

Tỷ giá và tăng trưởng yếu khiến Hàn Quốc chậm cán mốc GDP 40.000 USD/người

IMF dự báo Hàn Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP bình quân 40.000 USD vào năm 2027 nhưng trong triển vọng được sửa đổi công bố mới đây, IMF đã đẩy lùi thời gian mục tiêu này thêm 2 năm xuống năm 2029.

Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc Hàn Quốc: Chủ tịch 4 tập đoàn lớn họp khẩn để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ

Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ Ứng dụng Temu có thể bị chặn nếu chưa hoàn thành đăng ký trong tháng 11