Ẩn số lớn nhất của thị trường năng lượng toàn cầu năm 2023

“Đối với tôi, ẩn số lớn nhất với thị trường năng lượng thế giới trong những tháng tới chính là Trung Quốc”, giám đốc IEA khẳng định.

Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào ngày thứ Sáu khẳng định yếu tố bất ổn lớn nhất mà thị trường năng lượng toàn cầu đang đối mặt chính là mức độ phục hồi của Trung Quốc sau khoảng thời gian đóng cửa kéo dài.

Theo CNBC, hiện tại, các thị trường dầu đang cân bằng, theo khẳng định của giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) – ông Fatih Birol. Tuy nhiên các nhà sản xuất hiện vẫn đang chờ đợi dấu hiệu nhu cầu từ nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Trung Quốc đồng thời là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.

“Đối với tôi, ẩn số lớn nhất với thị trường năng lượng thế giới trong những tháng tới chính là Trung Quốc”, ông Birol nói. Ông đồng thời nhấn mạnh đến việc nhu cầu dầu và khí đốt trong giai đoạn đại dịch COVID-19 đã giảm rất sâu.

Trong báo cáo thị trường năng lượng công bố vào ngày thứ Tư, IEA nhấn mạnh rằng cơ quan này dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng lên trong năm 2023, Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn trong mức tăng dự kiến này.

Dầu bán vào Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng ước tính khoảng 1,1 triệu thùng/ngày lên 7,2 triệu thùng dầu/ngày trong suốt năm 2023. Tổng nhu cầu dầu của thế giới ước tính sẽ chạm mức kỷ lục 101,9 triệu thùng dầu/ngày, IEA nhấn mạnh.

Ông Birol dự báo nhu cầu dự kiến sẽ hồi phục nhanh và hoàn toàn có khả năng các nước sản xuất năng lượng sẽ tăng sản lượng.

“Kinh tế Trung Quốc hiện đang hồi phục. Việc Trung Quốc hồi phục mạnh đến đâu sẽ quyết định động lực của thị trường dầu và khí đốt”, ông Birol nhấn mạnh.

Ông nói thêm: “Nếu kinh tế Trung Quốc phục hồi mạnh, hoàn toàn sẽ có khả năng các nước sản xuất năng lượng tăng quy mô sản xuất”.

IEA nhấn mạnh rằng các nước OPEC+, cũng như nhiều nước sản xuất dầu lớn khác của thế giới như Mỹ, Brazil và Guyana, sẽ tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu nếu thực sự cần thiết.

Quảng cáo

Khi được hỏi liệu dự luật giảm lạm phát (IRA) của Tổng thống Joe Biden cũng như gói ngân sách nhắm đến tăng cường năng lượng sạch, sẽ có thể ngăn chặn việc sản xuất tăng tại Mỹ, ông Birol khẳng định khả năng này không xảy ra.

“Tôi nghĩ nó ngoài tầm kiểm soát của chính sách từ chính phủ. Các doanh nghiệp năng lượng nhiều khả năng sẽ có triển vọng lợi nhuận tốt”, ông nhấn mạnh và viện dẫn đến việc nhiều công ty năng lượng và khí đốt toàn cầu đã có lợi nhuận kỷ lục trong năm qua.

Ông Birol khẳng định rằng IRA có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đẩy cao sự dịch chuyển năng lượng sạch toàn cầu, ông cũng cho rằng IRA là quy định pháp luật liên quan đến khí hậu quan trọng nhất tính từ thỏa thuận Paris năm 2015.

Giám đốc IEA nói rằng cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, khởi nguồn bởi căng thẳng Nga – Ukraine, đang giúp đẩy nhanh hơn nữa quá trình dịch chuyển sang năng lượng sạch.

Ông cũng nói thêm ông tin rằng sẽ có thêm nhiều nước và khu vực sớm công bố các gói đầu tư năng lượng sạch tương tự: “Tôi tin rằng sớm hay muộn, châu Âu cũng sớm có thêm một gói năng lượng tương tự. Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên công nghệ mới, kỷ nguyên sản xuất công nghệ năng lượng sạch. Những từ khóa được quan tâm nhất trong thời gian tới chính là năng lượng gió, mặt trời và hạt nhân. Đây sẽ là những từ ngữ được quan tâm nhiều nhất trong nhiều năm tới”.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày thứ Hai đã thông báo bán dầu từ Dự trữ Chiến lược Quốc gia (SPR), 26 triệu thùng dầu sẽ được đưa ra thị trường trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2023 cho đến 30/6/2023, như vậy tổng lượng dầu dự trữ sẽ rơi xuống mức thấp mới tính từ năm 1983.

Không giống như đợt xả dầu từ dự trữ chiến lược mà chính quyền Tổng thống Biden thông báo trước đây sau khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, đợt xả 26 triệu thùng dầu gần nhất có nguyên nhân trực tiếp từ hai quy định luật pháp mà Quốc hội Mỹ thông qua từ thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama. Thông báo này được đưa ra ra khi mà giá khí đốt tăng và nước Mỹ chuẩn bị bước vào mùa cao điểm lái xe.

“Chính quyền Biden đang xả thêm dầu từ dự trữ SPR nhằm tránh tình trạng giá xăng tăng đột biến. Hiện đang có những lo lắng trong nội bộ chính quyền Biden về khả năng giá xăng đang trở lại ngưỡng 4USD/gallon và Tổng thống Mỹ lo lắng về những áp lực chính trị mà ông phải đương đầu”, chuyên gia phân tích tại tổ chức Price Futures Group và FOX Business Network – ông Phil Flynn nói.

Ông Price nói thêm: “Chắc chắn sẽ có những sự phản đối từ chính trị gia Đảng Cộng hòa vốn đã quá mệt mỏi với việc sử dụng dự trữ SPR quốc gia cho mục đích chính trị và tạm thời ra giá thấp trong ngắn hạn nhưng dài hạn giá sẽ vẫn ở mức cao”.

Khi ông Biden chính thức nhận nhiệm sở vào tháng 1/2021. SPR khi đó có 638 triệu thùng dầu trong tổng công suất ước tính khoảng 713 triệu thùng. Sau khi xả tổng số khoảng 260 triệu thùng, SPR hiện giờ ở ngưỡng khoảng 371,6 triệu thùng tính đến tháng 2/2023 – ngưỡng thấp nhất tính từ tháng 12/1983, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Việc bán ra 26 triệu thùng dầu từ SPR sẽ khiến cho dự trữ này giảm xuống còn ước tính khoảng 346 triệu thùng dầu – thấp nhất tính từ tháng 8/1983.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu