AFM: "Kho báu lớn thứ 2 thế giới" của Việt Nam thách thức vị thế độc tôn toàn cầu, cánh cửa cơ hội mở toang

Việt Nam đang nắm trong tay 'kho báu' chứa thứ thế giới săn lùng, tiến rất gần tới điểm phát triển nở rộ.

AFM: "Kho báu lớn thứ 2 thế giới" của Việt Nam thách thức vị thế độc tôn toàn cầu, cánh cửa cơ hội mở toang

AsiaFundManagers - Nền tảng thông tin đầu tư châu Á dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp - mới đây đăng tải bài viết nhận định về tiềm năng sản xuất đất hiếm của Việt Nam.

Theo đó, đất hiếm đã và đang là một trong những kho báu dồi dào nhất của Việt Nam. Tháng 7 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 866/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch, Việt Nam dự kiến khai thác hơn 2 triệu tấn quặng đất hiếm mỗi năm. Bên cạnh đó, sau năm 2030, ngoài mở rộng mỏ Đông Phao (Lai Châu), Việt Nam sẽ có thêm 3-4 dự án khai thác mới, nâng tổng sản lượng lên thêm hơn 100.000 tấn quặng đất hiếm mỗi năm.

Kho báu lớn thứ 2 thế giới

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), Việt Nam có trữ lượng đất hiếm ước đạt 22 triệu tấn, chỉ đứng sau Trung Quốc trên thế giới.

Trong năm 2022, sản lượng đất hiếm của Việt Nam đã tăng từ 400 tấn (2021) lên 4.300 tấn. Công tác khai thác đất hiếm của Việt Nam chủ yếu tập trung ở Tây Bắc và Tây Nguyên, bao gồm các nhóm đất hiếm nhẹ có nguồn gốc nhiệt dịch.

Một số khoáng vật khác cũng được tìm thấy ở Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai), Yên Phú (Yên Bái), dọc theo bờ biển từ Quảng Ninh đến Vũng Tàu.

Bên cạnh việc khai khoáng, Việt Nam cũng đang có kế hoạch đầu tư vào các cơ sở tinh chế đất hiếm, với mục tiêu sản xuất 20.000 – 60.000 tấn oxit đất hiếm (REO) hàng năm từ năm 2030. Kế hoạch này nhằm nâng sản lượng REO thường niên lên 40.000 – 80.000 tấn vào năm 2050.

Thế giới đang hướng tới tương lai năng lượng xanh nên nhu cầu về đất hiếm đang gia tăng. Trong bối cảnh đó, với những tiến bộ công nghệ nhanh chóng và môi trường đầu tư thuận lợi, Việt Nam – với tư cách là nguồn cung cấp đất hiếm lớn thứ 2 trên thế giới – đang nổi lên như một điểm đến tích cực cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

Trước đó, các chuyên gia đánh giá, mặc dù công nghiệp khai khoáng đất hiếm còn những hạn chế nhất định nhưng Việt Nam mang tới tiềm năng mở rộng nguồn cung đất hiếm toàn cầu ở thời điểm hiện tại, phá vỡ thế độc quyền cung ứng trước nay do Trung Quốc nắm giữ.

2-6241.jpg

Việt Nam sẽ đẩy mạnh khai thác đất hiếm. Ảnh: Mining Vietnam

Quảng cáo

Vì sao ngành đất hiếm của Việt Nam nở rộ?

Đất hiếm là nguyên liệu thô quan trọng để chuyển đổi năng lượng sạch dùng cho xe điện và turbine gió, đồng thời được sử dụng trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thực phẩm, ứng dụng y tế và thiết bị quân sự.

Gần đây, các quốc gia khác đã bắt đầu tìm đến Việt Nam để đảm bảo nguồn cung ứng khi đầu tư vào các dự án phát triển.

Công ty đất hiếm CAVICO Việt Nam và Viện Công nghệ Xạ hiếm Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu và phát triển nhà máy chế biến sâu đất hiếm Scandium. Các chuyên gia tin rằng thỏa thuận này sẽ tạo động lực cho ngành công nghiệp đất hiếm tại Việt Nam.

Ngoài khả năng tiếp cận với các nhà nhập khẩu khoáng sản đất hiếm như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam còn tự hào có vị trí địa lý thuận lợi. Năm 2022, Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam (VTRE, trụ sở tại tỉnh Hà Nam) đã ký hợp đồng xuất khẩu 1.000 – 2.000 tấn đất hiếm hàng năm trị giá 50 triệu USD sang Hàn Quốc.

Một số yếu tố khác thuận lợi cho Việt Nam là các khoản đầu tư đáng kể của chính phủ vào cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động có kỹ năng cao, cùng chi phí thấp. Chính phủ Việt Nam đã xác định lĩnh vực khai thác đất hiếm là ưu tiên phát triển và đã đơn giản hóa các thủ tục xin giấy phép khai thác, ban hành các ưu đãi về thuế, đồng thời thành lập các khu công nghiệp chuyên về khai thác.

3-8331.png

Ngành đất hiếm của Việt Nam sẽ phát triển nở rộ. Ảnh: ASMedia

Thách thức và cơ hội

Tất nhiên, con đường nào cũng có chông gai, và ngành đất hiếm Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức nhất định. Ví dụ, các công ty thăm dò và chế biến của Việt Nam còn thiếu công nghệ chế biến sâu. Các công ty này đang gặp khó khăn để tiếp cận công nghệ chế biến, khiến việc thâm nhập thị trường nội địa và thiết lập xuất khẩu trở thành thách thức lớn đối với các doanh nghiệp.

Trong quá khứ, những nỗ lực thành lập ngành công nghiệp đất hiếm của Việt Nam đã gặp trở ngại do một số yếu tố như giá thành giảm, các rào cản pháp lý. Tuy nhiên, doanh số xe điện (EV) ngày càng tăng đã thúc đẩy Việt Nam chú trọng hơn vào lĩnh vực khai thác đất hiếm.

Hiện nay, đối với các nhà đầu tư, Việt Nam đang nhanh chóng trở thành điểm đến hấp dẫn bên ngoài Trung Quốc. Việt Nam cũng đang trở thành cơ sở sản xuất linh kiện và thiết bị điện tử lớn ở Đông Nam Á, đồng thời là một trong những thị trường năng lượng tái tạo phát triển nhanh nhất.

Nhiều quốc gia, đặc biệt là Australia và Canada, đang liên kết với chính phủ Việt Nam và các công ty của Việt Nam để thiết lập chuỗi cung ứng tích hợp cho đất hiếm, cũng như các vật liệu quan trọng khác.

Tập đoàn Blackstone Minerals (Australia) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) với Công ty Đất hiếm Việt Nam (VTRE) và công ty sản xuất kim loại Australian Strategic Materials (ASM) nhằm phát triển chuỗi giá trị khai thác đất hiếm xuyên suốt từ đầu tới cuối quy trình tại Việt Nam.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro