73.000 tỷ đồng “tiền tươi” nằm chờ trên tài khoản của nhà đầu tư chứng khoán, thấp nhất trong vòng 6 quý

Hầu hết các công ty chứng khoán đều ghi nhận sự sụt giảm mạnh về lượng tiền gửi của nhà đầu tư như VPS, SSI, Mirae Asset,...

73.000 tỷ đồng “tiền tươi” nằm chờ trên tài khoản của nhà đầu tư chứng khoán, thấp nhất trong vòng 6 quý

Theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính, số dư tiền gửi khách hàng tại các CTCK vào thời điểm cuối quý 4/2024 đạt khoảng 73.000 tỷ đồng. Đây chủ yếu là tiền gửi của nhà đầu tư giao dịch chứng khoán theo phương thức CTCK quản lý.

image27-1738595175402-17385951756041040498554.png

So với cuối quý 2 trước đó, tiền gửi của nhà đầu tư tại các CTCK đã giảm khoảng 18.000 tỷ và là mức thấp nhất trong vòng 6 quý trở lại đây. Lượng tiền này đang nằm sẵn trong tài khoản nhà đầu tư và chưa thực hiện giải ngân vào thời điểm 31/12/2024.

VPS tiếp tục là CTCK có số dư tiền gửi khách hàng lớn nhất với hơn 17.100 tỷ đồng vào thời điểm 31/12, song con số này đã giảm gần 5.700 tỷ so với cuối quý 3. VPS hiện là CTCK có thị phần môi giới lớn nhất trên ba sàn HoSE, HNX, UpCOM và cả phái sinh, bỏ xa các cái tên phía sau. Do đó, việc có lượng tiền gửi nhà đầu tư trong tài khoản vượt trội cũng là điều không quá bất ngờ.

Dù vậy, khoảng cách giữa VPS và các CTCK xếp sau đang ngày càng bị thu hẹp trong vài quý trở lại đây. Chứng khoán TCBS ghi nhận hơn 10.000 tỷ đồng tiền gửi, đứng thứ 2 toàn ngành về chỉ tiêu này, tăng hơn 2.000 tỷ trong vòng 1 quý. Đây cũng là CTCK hiếm hoi ghi nhận tiền gửi của nhà đầu tư cải thiện trong quý cuối năm 2024.

Đa phần top đầu đều có sự sụt giảm khoản mục này so với cuối quý 3. Hai tên tuổi SSI và VNDirect với số dư tiền gửi của nhà đầu tư lần lượt 5.400 tỷ và 4.900 tỷ đồng. Cùng có hơn 3.000 tỷ tiền gửi của NĐT là Chứng khoán Mirae Asset và VCBS.

Quảng cáo
image26-1738595177401-17385951777111819539765.png

Trái ngược, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán tiếp tục xác lập kỷ lục mới với khoảng 245.000 tỷ đồng (~10 tỷ USD) vào cuối quý 4, tăng 13.000 tỷ trong vòng 1 quý. Trong đó, dư nợ margin ước tính khoảng 240.000 tỷ đồng, tăng 17.000 tỷ so với cuối quý 3 và cũng là con số cao nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Không những vậy, số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước cũng liên tục gia tăng. Tính đến cuối tháng 12/2024, nhà đầu tư cá nhân trong nước có tổng cộng hơn 9,2 triệu tài khoản, tương đương khoảng 9% dân số. Con số này tăng 2 triệu tài khoản trong vòng 1 năm, hoàn thành mục tiêu trước thời hạn 2025 và đang hướng đến 11 triệu tài khoản vào năm 2030.

Về cơ bản, số tài khoản mở mới đã không còn phản ánh sát thực lượng nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường khi mà một người có thể dễ dàng mở tài khoản tại nhiều CTCK khác nhau. Trong khi đó, việc VN-Index liên tục trồi sụt có thể là một nguyên nhân lớn khiến thị trường khó thu hút tiền mới. Thị trường đang thiếu vắng động lực và thông tin hỗ trợ đủ mạnh để hình thành một xu hướng tăng ngắn hạn. Điều này ảnh hưởng nhất định đến tâm lý nhà đầu tư trong ngắn hạn. Nhà đầu tư khi không thể tìm kiếm lợi nhuận sẽ có xu hướng rút tiền ra khỏi tài khoản, từ đó cũng có thể khiến lượng tiền gửi trong tài khoản chứng khoán sụt giảm.

Trên thực tế, bối cảnh thị trường chứng khoán trong quý cuối năm 2024 tiếp tục ảm đạm. Thanh khoản khớp lệnh liên tục sụt giảm, bình quân xuống dưới 13.000 tỷ đồng/ phiên trên HoSE. Con số này tiếp tục giảm mạnh trong tháng đầu năm 2025 khi tâm lý nghỉ Tết bao trùm.

image25-1738595178349-17385951784911782116973.png

Mặt khác, chứng khoán cũng phải đối diện thêm sự cạnh tranh gay gắt hơn tới từ các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản do giá tăng “nóng” hoặc an toàn như gửi tiết kiệm. Thống kê từ NHNN tính đến cuối tháng 10/2024, cả tiền gửi tổ chức kinh tế và dân cư đều ghi nhận tăng trưởng dương và xác lập mức kỷ lục mới. Trong đó, tiền tiết kiệm của dân cư vào ngân hàng đạt 6,978 triệu tỷ đồng, tăng 20.471 tỷ đồng so với tháng 9 và tăng khoảng 6,5% so với đầu năm. Còn tiền gửi của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế (gọi chung là doanh nghiệp), tính đến cuối tháng 10/2024, lần đầu tiên đạt mức kỷ lục là 7,1 triệu tỷ đồng, tăng 4,63% so với cuối năm 2023.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

CTG phá kỷ lục giá, thị trường nhanh chóng "vá" đường xu hướng dài hạn

Phiên "gỡ điểm" đã xuất hiện nhanh chóng sau khi thị trường mất khá nhiều điểm số trước đó. Nhiều nhóm cổ phiếu như Ngân hàng, Chứng khoán, Đầu tư công đã góp mặt giúp bức tranh khởi sắc. Nổi bật nhất là CTG đã có giá đóng cửa kỷ lục.

Cải thiện nội tại, thị trường chứng khoán non trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới Thị trường giảm hơn 10 điểm ngay phiên đầu xuân Ất Tỵ

Khởi đầu sóng gió cho TTCK châu Á sau Tết Nguyên Đán

TTCK châu Á chìm trong sắc đỏ và đồng USD tăng mạnh trong chiều 3/2, sau khi Tổng thống Mỹ ban hành mức thuế cao đối với Trung Quốc, Canada và Mexico, đồng thời cảnh báo EU sẽ sớm bị ảnh hưởng.

Chứng khoán châu Á khởi sắc khi kết thúc tuần giao dịch đầy biến động Chứng khoán châu Âu khởi sắc trong tháng đầu năm 2025

Sàn chứng khoán 2025 đợi tiền ngoại quay về

Kể từ năm 2020 đến hết năm 2024, khối ngoại bán ròng khoảng 6,7 tỷ USD trên thị trường chứng khoán. Riêng trong năm 2024, khối ngoại bán ròng khoảng 3,7 tỷ USD, vượt qua mức bán ròng kỷ lục từng ghi nhận vào năm 2021.

Vốn ngoại đổ vào bất động sản tăng gần 2,4 lần so với năm 2023 Cổ phiếu nào sẽ đón đầu dòng vốn ngoại khi thị trường được nâng hạng?

"Ba chữ cái" nào sẽ giúp nhà đầu tư mệnh Kim vượt qua năm xung khắc Ất Tỵ?

Nhà đầu tư mệnh Kim, khi xây dựng danh mục cổ phiếu đầu tư trong năm Ất Tỵ cần đặt mục tiêu an toàn lên hàng đầu, chỉ nên lựa chọn các mã hợp hành Kim là hành Thổ và có yếu tố cơ bản vững vàng.

Tồn kho của các “ông lớn” ngành thép HPG, HSG, NKG bao nhiêu? Quỹ ETF ngoại quy mô 11.000 tỷ thêm mới duy nhất SIP, dự kiến mua lượng lớn một cổ phiếu chứng khoán nhưng sẽ bán bớt HPG, VND, NVL, SHB

Chứng khoán châu Á khởi sắc khi kết thúc tuần giao dịch đầy biến động

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng nhẹ trong phiên 31/1, kết thúc một tuần đầy biến động sau khi DeepSeek của Trung Quốc ra mắt chatbot đột phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

Cải thiện nội tại, thị trường chứng khoán non trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm nhờ báo cáo doanh nghiệp lạc quan

Chứng trường đua nước rút trước thềm nâng hạng

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào một giai đoạn sôi động chưa từng có, khi các công ty chứng khoán (CTCK) liên tục triển khai các chiến lược tăng vốn, giảm phí và đẩy mạnh nâng cấp hệ thống.

Quy mô dư nợ của Chứng khoán SSI cao thứ 2 trong lịch sử hoạt động Dự nợ lớn nhất ngành, Chứng khoán TCBS đã có 8 quý liên tiếp mở rộng