3 xu hướng cho thấy Nga vẫn kiếm nhiều tiền từ bán dầu khí trong vài năm tới

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong một cuộc họp vào tuần trước rằng bất chấp lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) gần đây đối với năng lượng Nga, sẽ mất nhiều năm phương Tây mới có thể ngừng nhập khẩu dầu và khí đốt tự nhiên Nga.

Theo tờ Fortune, Tổng thống Putin nói với các doanh nhân trẻ trong một cuộc gặp: “Về việc từ chối các nguồn năng lượng của chúng ta - điều này khó có thể xảy ra trong vài năm tới”. Ông Putin khẳng định rằng nguồn cung dầu toàn cầu sẽ giảm và giá sẽ tăng, có nghĩa là các công ty dầu mỏ và Nga sẽ tăng doanh thu.

Theo tờ Fortune, Tổng thống Putin đã đúng khi đánh giá như vậy, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại. Giá dầu đã tăng khoảng 60% chỉ trong năm nay và khí đốt đang được giao dịch ở mức giá cao nhất trong 13 năm. Giá cao đã giúp các công ty dầu mỏ thu về lợi nhuận kỷ lục trong quý đầu tiên năm 2022. Bất chấp lo ngại bị coi là tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine, các quốc gia trên toàn thế giới cũng vẫn mua dầu Nga với mức kỷ lục để tận dụng chênh lệch giá giữa dầu thô Nga và thế giới.

Dưới đây là ba xu hướng cho thấy Nga có thể vẫn có người mua dầu rất lâu sau khi các nước quyết định giảm phụ thuộc năng lượng Nga.

EU vẫn mua dầu của Nga

Mặc dù EU đồng ý cắt giảm 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm vào cuối tháng 5, liên minh này vẫn đang nhập khẩu hơn một nửa tổng lượng dầu xuất khẩu của Nga.

daunga15622-2024.jpg

Công nhân vận hành đường ống dẫn dầu của Nga. Ảnh: Bloomberg/TTXVN

Trong 100 ngày đầu tiên của cuộc chiến tại Ukraine, EU đã chi 59 tỷ USD để nhập dầu mỏ và khí đốt từ Nga, chiếm 61% tổng khối lượng dầu khí nhập khẩu của liên minh này.

Báo cáo mới công bố của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) cho thấy Nga đã kiếm được gần 100 tỷ USD từ xuất khẩu dầu và khí đốt trong 100 ngày đầu tiên của cuộc chiến. Ước tính trước đó của Bloomberg Economics dự đoán Nga có khả năng mang về 285 tỷ USD doanh thu từ dầu và khí đốt trong năm nay - nhiều hơn 20% so với 235,6 tỷ USD mà Nga thu về năm 2021.

Mặc dù doanh thu dầu mỏ Nga liên tục giảm kể từ tháng 3 khi nhiều quốc gia lần đầu tiên quyết định tránh năng lượng của Nga, nhưng nhu cầu và giá nhiên liệu hóa thạch tăng lên vẫn tạo ra khoản doanh thu kỷ lục cho Nga. Báo cáo của CREA cho thấy giá dầu Nga tuy được chiết khấu nhiều so với giá quốc tế nhưng vẫn cao hơn 60% so với giá xuất khẩu trung bình của Nga vào năm ngoái.

Theo báo cáo của CREA, trong khi các quốc gia như Đức, Hà Lan và Ba Lan đang tìm cách loại bỏ năng lượng Nga, thì Pháp đã tăng nhập khẩu trong năm ngoái.

Quảng cáo

Khi EU đồng ý cắt giảm 90% lượng dầu nhập khẩu của Nga, họ đã để lại một ngoại lệ cho dầu nhập khẩu qua đường ống, điều này sẽ cho phép Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc vẫn mua được dầu Nga qua đường ống Druzhba. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, vào cuối năm nay, EU sẽ phải tìm ra nguồn cung 2,2 triệu thùng dầu mỗi ngày mà bình thường đến từ Nga.

Ấn Độ và Trung Quốc đang tăng cường mua dầu của Nga

Trong khi các nước EU đang vội vã tìm nguồn cung dầu từ nơi khác, thì Ấn Độ và Trung Quốc không có ý định giảm mua dầu Nga - đặc biệt là khi giá tương đối thấp.

Theo báo cáo của CREA, Ấn Độ đang mua 18% tổng lượng dầu xuất khẩu của Nga. Các nhà máy lọc dầu Ấn Độ đang mua trung bình hơn 40 triệu thùng dầu mỗi ngày kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine. Đầu tháng 5, Ấn Độ mua nhiều hơn 20% so với tổng lượng dầu giao dịch giữa hai nước trong cả năm 2021.

Ấn Độ cũng đang tìm cách đàm phán để Nga giảm giá sâu hơn, nhằm đạt được các thỏa thuận ở mức thấp nhất là 70 USD/thùng.

Trong khi đó, Trung Quốc đã vượt qua Đức, trở thành khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga, mua lượng dầu trị giá 12,6 tỷ USD kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu. Cũng có thông tin cho rằng Trung Quốc đã thảo luận với Nga để mua thêm dầu. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng cường quan hệ năng lượng với Nga.

Hungary kiếm được nhiều tiền nhờ nhập khẩu dầu của Nga

hungary15622-2863.jpg

Hệ thống đường ống dẫn dầu Druzhba ở nhà máy lọc dầu Duna của công ty MOL, gần thị trấn Szazhalombatta, phía Nam thủ đô Budapest (Hungary) ngày 5/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó, một quốc gia đã âm thầm kiếm lợi nhuận tiềm ẩn khi cuộc chiến Ukraine đang diễn ra.

Hungary sẽ kiếm được 600 triệu USD lợi nhuận hàng năm thông qua việc đánh thuế dầu Nga.

Theo công ty nghiên cứu Eurointelligence, Chính phủ Hungary (nước không tham gia lệnh cấm vận của EU đối với dầu Nga) đã đưa ra mức thuế từ 25% đối với tất cả dầu Nga nhập khẩu vào nước này. Các nhà máy lọc dầu ở Hungary đã giúp nước này bỏ túi một phần số tiền thu được từ việc nhập khẩu dầu của Nga - do chênh lệch giữa giá dầu thô của Nga và dầu thô Brent.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro