18 cổ đông nắm trên 72% vốn điều lệ VIB

Tính đến 31/7, có 18 cổ đồng đang nắm giữ trên 1% vốn điều lệ ngân hàng VIB với tổng số cổ phần là 1.854 triệu, tương đương sở hữu hơn 73% vốn.

18 cổ đông nắm trên 72% vốn điều lệ VIB
Ảnh minh họa

Ngân hàng Quốc Tế (VIB) vừa công bố danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ theo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trong đó có 13 cá nhân và 5 tổ chức. Tổng số cổ phần các cổ đông này nắm giữ là 1.854 triệu, tương đương sở hữu hơn 73% vốn điều lệ của ngân hàng.

Số liệu sở hữu cổ phần được cập nhật đến ngày 28/6 và thông tin về người có liên quan được công bố theo kê khai của các cổ đông tính đến ngày 31/7.

Trong đó, cổ đông chiến lược và cũng là cổ đông lớn nhất của VIB là Commonwealth Bank of Australia (CBA) sở hữu hơn 503 triệu cổ phần, tương đương 19,837% vốn của ngân hàng, thông tin về các cá nhân có liên quan của CBA chưa được thông tin.

Cổ đông cá nhân nắm nhiều cổ phiếu VIB nhất là ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch VIB, nắm giữ 125 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 4,949%. Nhóm người có liên quan tới ông Đặng Khắc Vỹ sở hữu hơn 15,316%, tương đương hơn 388 triệu cổ phần của VIB.

Bà Trần Thị Thảo Hiền, vợ ông Đặng Khắc Vỹ, nắm giữ 125 triệu cổ phần VIB, tương đương tỷ lệ sở hữu hơn 4,9% vốn điều lệ, người có liên quan tới bà Hiền sở hữu 14,5% vốn VIB.

Nguồn: VIB
Quảng cáo

11 cổ đông cá nhân khác còn lại gồm gồm Vũ Hương Giang (2,730%), Đặng Thị Thu Hà (2,821%), Đỗ Xuân Hoàng (4,949%), Vũ Huy Hoàng (4,815%), Đặng Thu Hương (1,935%), Nguyễn Thùy Nga (2,450%), Đỗ Xuân Sơn (1,277%), Đỗ Xuân Thụ (1,296%), Tống Ngọc Mỹ Trâm (3,3%), Nguyễn Thị Thu Trang (2,556%), Đỗ Xuân Việt (1,277%).

Về các cổ đông tổ chức, có hai tổ chức liên quan đến ông Vỹ cũng sở hữu trên 1% vốn điều lệ của ngân hàng là Công ty cổ phần Beston sở hữu hơn 4,681% và người liên quan nắm 10,905%; Công ty cổ phần Funderra nắm 4,68% và người liên quan nắm 10,905%.

Ngoài ra, trong số các cổ đông tổ chức còn có Công ty cổ phần Uniben nắm tỷ lệ sở hữu 2,617% và người liên quan nắm 0,069%; Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) sở hữu 1,9% và chưa có thông tin kê khai người có liên quan.

Về tình hình kinh doanh, tại báo cáo tài chính quý II/2024, VIB ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý đạt 1.638 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, nhà băng này báo lãi sau thuế 3.684 tỷ đồng, giảm 18%.

Theo VIB, nguyên nhân chủ yếu do ngân hàng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng với mức trích lập dự phòng tương ứng là hơn 1.129 tỷ đồng trong quý II và 2.075 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, lần lượt tăng 31% và 36% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, VIB cho biết kết quả kinh doanh sụt giảm do thu nhập lãi thuần trong quý II chỉ đạt 3.945 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2023.

Mặt khác, thu nhập ngoài lãi trong quý II vẫn đạt 1.093 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 22% trên tổng thu nhập hoạt động.

Tại ngày 30/6/2024, tổng tài sản VIB đạt hơn 431.000 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Huy động vốn tăng 5%, cao hơn so với trung bình ngành ngân hàng chỉ 1,5%. Dư nợ tín dụng tính đến hết quý II đạt gần 280.000 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Chủ tịch sáng lập Hà Đô đăng ký mua 3,25 triệu cổ phiếu, Phó Tổng BCG Energy muốn bán gần hết cổ phần

Ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch sáng lập Tập đoàn Hà Đô đăng ký mua 3,25 triệu cổ phiếu HDG, trong khi ông Nguyễn Trọng Minh, Tổng Giám đốc HDG và cũng là con trai ông Thông đăng ký mua 4 triệu cổ phiếu HDG.

Dragon Capital tăng sở hữu tại Đất Xanh, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân muốn gom thêm 25 triệu cổ phiếu HQC Nhóm Viconship liên tục gom cổ phiếu HAH, nâng sở hữu lên hơn 11,6%

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong hoạt động ngân hàng: Cần thêm những hướng dẫn chi tiết

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng sâu rộng, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Với quy định mới này, vai trò tham gia của các tổ chức tín dụng được xác định ra sao? Những rào cản nào cản trở áp dụng cơ chế này trong thực tiễn hoạt động?

Thủ tướng chỉ đạo sớm trình Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Từ ngày 19/5/2025, các ngân hàng tham gia phương án tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém sẽ được phép nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tối đa 49%, thay vì mức 30% như trước đây. Đây được xem là cú huých lớn giúp HDBank, MBBank và VPBank tăng khả năng huy động vốn, duy trì đà tăng trưởng tài sản mạnh mẽ trong bối cảnh nhu cầu vốn bổ sung ngày càng cấp thiết.

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên? Cuộc đua phá kỷ lục của cổ phiếu Ngân hàng đã trở lại Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu