Xuất khẩu thủy sản khó hồi phục trong năm 2023

Những biến động về cung, cầu và lạm phát đến nay vẫn chưa có tín hiệu khả quan, dự báo về thị trường sẽ thiếu cơ sở và độ chắc chắn. Theo nhiều doanh nghiệp, đến cuối năm nay, thị trường tiêu thụ thủy sản khó có thể phục hồi, nếu có thì sẽ phục hồi chậm.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản nửa đầu tháng 6/2023 đạt 344,12 triệu USD, so với nửa tháng 6/2022 giảm 28,7%. Lũy kế từ đầu năm đến 15/6/2023 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 3,72 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2022 giảm 28,18%.

Tín hiệu thị trường không mấy khả quan

Theo bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chính trong 5 tháng đầu năm nay đều giảm từ 10 - 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cá tra giảm sâu nhất 40%, tôm giảm 34%, cá ngừ giảm 31%, mực bạch tuộc giảm 12%...

Có 3 nguyên nhân lớn nhất khiến xuất khẩu thủy sản từ đầu năm tới nay giảm gần 29% so với cùng kỳ năm ngoái, do: Lạm phát và lượng tồn kho tăng khiến nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu tại các thị trường giảm.

Mặt khác, cạnh tranh gay gắt với các nước sản xuất khác về nguồn cung và giá, điển hình là Ecuador, Ấn Độ… Trong khi sức khỏe và sức chịu đựng của nông ngư dân và doanh nghiệp suy yếu vì chi phí sản xuất tăng, giá bán giảm, tiêu thụ chậm, tồn kho tăng, cạn kiệt vốn và khó tiếp cận vốn vay để duy trì sản xuất, xuất khẩu.

“Những biến động về cung, cầu và lạm phát đến nay vẫn chưa có tín hiệu khả quan, nên dự báo về thị trường cũng thiếu cơ sở và độ chắc chắn. Song, theo nhận định của nhiều doanh nghiệp, từ nay tới cuối năm, thị trường tiêu thụ thủy sản khó có thể phục hồi, nếu có thì sẽ phục hồi chậm”, bà Hằng nhấn mạnh.

Nhận định về khả năng phục hồi ở các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực, bà Hằng cho rằng, tại một số thị trường lớn như Mỹ, EU, ngoài việc trông đợi tình hình kinh tế và lạm phát có chiều hướng tích cực hơn, thì vấn đề lớn là phải giải quyết được lượng tồn kho.

Năm 2022, những thị trường này đã nhập khẩu ồ ạt, chưa kịp tiêu thụ đã gặp ngay cú sốc lạm phát, nên hàng tồn nhiều, giá bán hạ. Bên cạnh đó, cơn lốc hàng giá rẻ của các nước khác như Ecuador và Ấn Độ gần như lấn át sản phẩm của Việt Nam tại những quốc gia này, nhất là mặt hàng tôm – sản phẩm chủ lực của Việt Nam. Do vậy, tín hiệu thị trường không mấy khả quan trong ngắn hạn.

Tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc cũng sụt giảm nhu cầu vì lạm phát, nhưng không giảm sâu như thị trường Mỹ và EU. Nhiều doanh nghiệp vẫn nhìn thấy ở hai thị trường này điểm sáng lạc quan, đó là vị trí thủ lĩnh của hàng giá trị gia tăng của Việt Nam không bị cạnh tranh bởi các nước khác. Vì thế, chỉ cần lạm phát dần ổn định, xuất khẩu sang 2 thị trường này sẽ hồi phục nhanh hơn, bù đắp cho những thị trường còn lại.

Nhu cầu tiêu thụ thực tế tại Trung Quốc chưa thể phục hồi trong ngắn hạn

Thị trường Trung Quốc, trong tiềm thức của mọi người là điểm đến tiềm năng trong năm 2023, khi nước này mở cửa lại sau COVID-19. Tuy nhiên, thực tế không như dự đoán, sau gần nửa năm, sự hồi phục của thị trường này vẫn ì ạch, thậm chí xuất khẩu thủy sản sang đây bị sụt giảm gần 30%.

Sau 3 năm kiểm soát chặt giao thương chống dịch, nền kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng khá nặng nề, thu nhập của người dân giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng, nhu cầu tiêu thụ thực tế trong nước chưa thể phục hồi trong ngắn hạn, đặc biệt, trong bối cảnh Trung Quốc đang tập trung cho việc khôi phục sản xuất và ngành chế biến xuất khẩu thủy sản trong nước. Từ nửa đến cuối năm nay, có thể diễn biến của thị trường Trung Quốc sẽ khả quan hơn so với đầu năm, khi người dân thích nghi hơn với bối cảnh mới, lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn và tiêu dùng cơ bản sẽ hồi phục dần dần.

Tuy nhiên, nỗi lo lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là chi phí đầu vào cao, giá bán thấp, nông dân và doanh nghiệp nuôi bỏ ao, sẽ dẫn đến hệ lụy là khi thị trường hồi phục thì không còn nguyên liệu để chế biến xuất khẩu, và lại một lần nữa thủy sản Việt lại mất vị thế trước các nước khác. Và hơn bao giờ hết, ngành thủy sản cần các cấp, ngành và các thành phần trong chuỗi cung ứng chung tay tìm giải pháp để vượt qua giai đoạn khó khăn của năm 2023-2024 này.

Phân tích để nhận diện những khó khăn, thách thức hiện nay, và mỗi doanh nghiệp thủy sản sẽ có những giải pháp cho riêng mình, để từ đó làm động lực vượt qua trở ngại hướng đến tương lai sẽ thuận lợi hơn.

“Khó khăn hiện nay là khó khăn chung của toàn cầu nhưng đó không phải là điều đáng ngại, vì thị trường luôn có những giai đoạn thăng trầm. Vấn đề đáng lo ở đây nếu bài toán về khả năng cạnh tranh của ta không được giải quyết, sẽ ảnh hưởng đến vị thế của thủy sản Việt Nam trên thị trường xuất khẩu”, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch VASEP khuyến nghị.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Đọc tiếp

10 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều đạt xấp xỉ 516.868 tấn, trị giá 2,95 tỷ USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hạt điều có khả năng vượt mục tiêu 3,1 tỷ USD

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt 215.112 tấn, chiếm tỷ lệ 41,61%. Do chiếm tỷ lệ lớn nên sự tăng, giảm xuất khẩu của một trong 2 thị trường đều ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu toàn ngành điều.

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản đạt 7,42 tỷ USD, giảm 21,3% so với cùng kỳ năm ngoái

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 chỉ đạt 9 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 10/2023 tăng 3,4% so với tháng trước, tuy nhiên lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản vẫn giảm đến 21%. Theo Tổng thư ký Vasep, thị trường có nhiều khó khăn nên xuất khẩu thủy sản năm nay có thể chỉ đạt khoảng 9 tỷ USD.

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

Ước tính 7 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt gần 1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính đang có tín hiệu tích cực, kỳ vọng xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD, giảm 27,45% so với năm 2022, giảm 230 triệu so với mục tiêu 2 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Trung Quốc giảm mua kéo giá tiêu trong nước sụt giảm

Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng đẩy giá tiêu trong nước đạt gần 80.000 đồng/kg, nay động lực từ thị trường này đã giảm cộng với việc EU quyết định không nhập khẩu các mặt hàng nông sản được trồng trên đất từ phá rừng đã tác động tiêu cực lên giá tiêu.
Thu hoạch lúa Hè Thu bị chậm tiến độ do ảnh hưởng mưa

Các nước tăng mua đẩy giá gạo xuất khẩu tăng thêm 20 USD/tấn

Indonesia sẽ mua 2 triệu tấn gạo trong năm nay, từ nay đến cuối năm Philippines mua thêm ít nhất 1,5 triệu tấn gạo, châu Phi và Trung Quốc cũng đang có nhu cầu lớn. Thị trường gạo 6 tháng cuối năm sẽ rất sôi động và “cuộc chơi” sẽ thuộc về doanh nghiệp có chân hàng lớn.
Gạo tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu ngành nông nghiệp

Xuất khẩu gạo có thể mang về 4 tỷ USD năm 2023

6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 4,2 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 2,3 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 22,2% về lượng và tăng 34,7% trị giá. Nhu cầu thị trường đang tốt, dự báo cả năm xuất khẩu gạo có thể đạt trên, dưới 8 triệu tấn, mang về 4 tỷ USD.
Chat với BizLIVE