Xuất khẩu giảm, ngành giấy nêu một loạt kiến nghị giúp vượt qua khó khăn

Xuất khẩu giảm nhưng nhà máy giấy vẫn phải duy trì hoạt động để giữ chân công nhân; Việt Nam đang xuất khẩu dăm, mảnh gỗ lớn nhưng ngành giấy không thể mở nhà máy sản xuất bột giấy do gặp khó khăn trong việc xin giấy phép;

Xuất khẩu giảm, ngành giấy nêu một loạt kiến nghị giúp vượt qua khó khăn

vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng cũng đang gặp khó do hầu hết nguồn nguyên liệu mua từ người gom ve chai nên khó chứng minh xuất xứ hàng hóa... Đó là những vấn đề mà ngành giấy đang gặp phải.

Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy (VPPA), ngành giấy đang gặp những khó khăn lớn, đó là xuất khẩu giảm nhưng nhà máy vẫn phải duy trì hoạt động để giữ chân công nhân; Việt Nam xuất khẩu dăm, mảnh gỗ với khối lượng lớn nhưng ngành giất không mở được mở được nhà máy bột giấy do gặp khó khăn trong trong việc xin giấy phép; vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng cũng đang khó; ...

Chấp nhận tồn kho cao

Theo ông Hoàng Trung Sơn, Chủ tịch VPPA, trong bốn tháng đầu năm nay tổng sản xuất giấy các loại giảm hơn 12% so với cùng kỳ năm trước. Tổng xuất khẩu giấy các loại giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giấy bao bì giảm tới 19,6%. Nhu cầu tiêu thụ giảm nhưng các doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì sản xuất chấp nhận tăng tồn kho để giữ công nhân. Dự báo tình hình này còn kéo dài đến hết năm 2023 và có thể lâu hơn.

Hiện nay, nguồn nguyên liệu các doanh nghiệp thu mua trong nước hầu hết từ người thu gom ve chai, nên rất khó chứng minh nguồn gốc để hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT). Cùng với đó, các doanh nghiệp giấy nhập khẩu gần 3 triệu tấn giấy phế liệu/năm, vì là giấy phế liệu nên gặp nhiều vướng mắc khi làm thủ tục nhập khẩu. Trong khi bên bán chỉ cho một tuần lưu container, lưu bãi nhưng thủ tục hải quan đôi khi kéo dài hơn do liên quan đến kiểm định chất lượng, dẫn đến tăng chi phí lưu container, lưu bãi có khi phải tái xuất gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp.

Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu dăm, mảnh gỗ đạt 15,8 triệu tấn, trị giá hơn 2,8 tỷ USD, tăng gần 16,2% so với năm 2021, nhưng ngành giấy phải nhập khẩu tới hàng trăm ngàn tấn bột giấy, đặc biệt là nhập khẩu hơn 2,8 triệu tấn giấy phế liệu, do có quá nhiều khó khăn trong việc xin giấy phép mở nhà máy sản xuất bột giấy.

“Việt Nam xuất khẩu dăm, mảnh gỗ với khối lượng, còn ngành giấy thì nhập khẩu bột giấy và giấy phế liệu, nhưng xin giấy phép mở nhà máy bột giấy thì vô cùng khó khăn. Đang có một cái nghịch lý, vì vậy, VPPA đề nghị bộ, nganh liên quan hỗ trợ ngành giấy trong việc mở nhà máy bột giấy.”, Chủ tịch VAAP nói.

Quảng cáo
1684243045842-6217.png

Ông Hoàng Trung Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy (VPPA)

Tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh cũng như xuất khẩu

Đối với đề xuất của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt nam, Bộ trưởng Bộ Công thương đề nghị Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), khẩn trương xem xét tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến hoàn thuế VAT.

“Bởi đây là việc mà doanh nghiệp nào, hiệp hội nào cũng phản ảnh, đồng thời tiếp tục nghiên cứu tham mưu cho Quốc hội, chính phủ giảm, giãn, hoãn một số loại thuế tạo thêm nguồn lực cho các doanh nghiệp phát triển, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trong thủ tục thông quan tại các cửa khẩu một cách thuận lợi”, ông Diên nói.

Bà Mạnh Thị Tuyết Mai, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách - Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, liên quan đến chính sách hoàn thuế VAT các hiệp hội ngành hàng, vấn đề này Thủ tướng Chính phủ đã có cuộc họp với các hiệp hội, Bộ Tài chính cũng có tham dự cuộc họp và đã tiếp thu ghi nhận.

“Tổng cục Thuế sẽ họp với các Ủy ban của Quốc hội rà soát các quy trình quản lý chính sách thuế liên quan đến hàng giá trị gia tăng, đảm bảo hướng dẫn tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp một cách nhanh nhất kịp thời nhất, nhưng phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật”, bà Tuyết Mai thông tin.

Liên quan đến thời gian lưu kho, lưu bãi để kiểm tra chất lượng và kiểm dịch, ông Phùng tới Hà, Phó trưởng phòng Cục giám sát quản lý về Hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, vấn đề này liên quan đến vụ chuyên ngành chứ không phải thuộc về hải quan.

“Tuy nhiên, về thủ tục hải quan, Tổng cục Hải quan đang dự thảo và đang đi đến bước cuối cùng để sửa đổi Nghị định 08, cũng như Thông tư 3839 liên quan đến kiểm soát hải quan trong các văn bản quy phạm pháp luật, để tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh cũng như xuất khẩu”, ông Phùng tới Hà nhấn mạnh.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Sau khi lập kỷ lục với hơn 5 tỷ USD, xuất khẩu cà phê đối mặt nhiều khó khăn

Niên vụ cà phê 2023/2024 đã kết thúc vào tháng 9/2024, khối lượng xuất khẩu đạt 1,45 triệu tấn giảm 12,7%, kim ngạch đạt kỷ lục mới với lần đầu tiên vượt mốc 5 tỷ USD.

Khối lượng xuất khẩu cà phê của VN sẽ bị tác động trực tiếp khi EUDR chính thức áp dụng Xuất khẩu cà phê đã mang về hơn 3 tỷ USD sau nửa năm

Bulog mở thầu mua 500 ngàn tấn gạo sau khi bất ngờ hủy gói thầu 340 ngàn tấn trước đó

Cơ quan Lương thực quốc gia Indonesia, Perusahaan Umum (Perum) Bulog, vừa phát đi thông báo mở thầu mua 500.000 tấn gạo trắng 5% tấm, niên vụ 2024 (xay xát chậm nhất là 6 tháng) có nguồn gốc từ Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Myanmar, Pakistan và Ấn Độ. Thời gian giao hàng từ tháng 11 đến ngày 20/12/2024.

Kim ngạch xuất khẩu gạo tăng trưởng 2 con số Ấn Độ mở cửa lại thị trường, xuất khẩu gạo Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Nhập khẩu gạo của Philippines dự báo đạt 4,7 triệu tấn trong năm nay

Tính đến giữa tháng 10/2024, lượng gạo nhập khẩu thực tế của Philippines đã đạt 3,4 triệu tấn, với tốc độ này, gạo nhập khẩu có thể đạt 4,7 triệu tấn trong năm nay.

Thiếu vốn, doanh nghiệp xuất khẩu gạo luôn “bán trước, mua sau” Ấn Độ mở cửa lại thị trường, xuất khẩu gạo Việt Nam có bị ảnh hưởng?