Xuất khẩu chững lại ảnh hưởng ra sao tới tăng trưởng của kinh tế Hàn Quốc?

Các chuyên gia cho hay Hàn Quốc đang đối mặt tình trạng xuất khẩu trì trệ và thâm hụt thương mại kỷ lục do suy thoái kinh tế toàn cầu, bên cạnh những thách thức đan xen đến từ cả trong và ngoài nước càng làm mờ đi triển vọng nền kinh tế này sẽ sớm có sự c

Các số liệu và dự báo đáng lo ngại

Xuất khẩu trong tháng 11/2022 của Hàn Quốc đã giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 51,91 tỷ USD. Đây là mức giảm hai con số đầu tiên cho xuất khẩu của Hàn Quốc kể từ giữa năm 2020, khi quốc gia này và cả thế giới “quay cuồng” với đại dịch COVID-19.

Đáng chú ý, sự suy giảm của tháng 11 đánh dấu chuỗi giảm tiến sang tháng thứ hai liên tiếp, sau khi xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng 10 trước đó cũng lùi 5,7% - đánh dấu lần giảm đầu tiên sau hai năm.

Sự yếu đi trên được cho chủ yếu do nhu cầu về chip nhớ ngày càng giảm. Lượng sản phẩm chất bán dẫn xuất đi trong tháng 11 cũng đã giảm mạnh 29,8% so với cùng kỳ năm 2021 xuống còn 8,45 tỷ USD. Đặc biệt, doanh số bán chip nhớ - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hàn Quốc đã lao dốc tới 49,7% xuống còn 3,84 tỷ USD.

Chip nhớ chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc vào năm ngoái, nhưng tỷ lệ này đã giảm xuống còn 16,3% vào tháng 11/2022.

Xuất khẩu suy giảm trong khi nhập khẩu tăng do giá năng lượng toàn cầu “leo thang” đã khiến Hàn Quốc ghi nhận mức thâm hụt thương mại hàng năm lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Mức thâm hụt 42,6 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1 – 11/2022 đã vượt qua mức kỷ lục trước đó là 20,62 tỷ USD được thiết lập vào năm 1996.

Một báo cáo gần đây của Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc (KITA) đã đưa ra dự báo không mấy lạc quan: hoạt động xuất khẩu của Hàn Quốc sẽ giảm 4% trong năm tới. Lần gần nhất xuất khẩu hàng năm của nước này giảm là vào năm 2020 trong bối cảnh đại dịch.

Ông Cho Sang-hyun, quan chức của KITA, cho biết doanh số bán chip dự kiến của doanh nghiệp sẽ giảm 15%. Đáng lo là sự suy giảm trên sẽ không thể bù đắp được bởi tăng trưởng dự kiến về doanh số bán tàu thủy, màn hình và một số mặt hàng khác.

Tuần trước, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) đã hạ triển vọng tăng trưởng của kinh tế quốc gia trong năm tới từ mức 2,1% được công bố ba tháng trước đó xuống còn 1,7%.

Những rủi ro không dễ giải quyết

Quảng cáo

Một quan chức của Bộ Thương mại Hàn Quốc cho hay dường như có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước này, bao gồm nhu cầu đối với thiết bị điện tử sụt giảm trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lượng hàng tồn kho lớn. Tình hình dự kiến sẽ cải thiện dần sau nửa cuối năm tới, khi các nhà sản xuất chip có kế hoạch giảm đầu tư cơ sở và điều chỉnh nguồn cung.

Trong khi đó, ông Hong Sung-wook, chuyên gia của Viện Kinh tế Công nghiệp & Thương mại Hàn Quốc (KIET), cho biết mức tăng trưởng xuất khẩu cao hồi đầu năm nay chủ yếu do giá tăng giữa bối cảnh lạm phát cao, thay vì nhu cầu tăng trưởng thật sự vững chắc.

Củng cố cho lập luận này, các số liệu mới cho thấy nhu cầu hạ nhiệt từ Trung Quốc, đối tác thương mại số 1 của Hàn Quốc, đang gây nhiều ảnh hưởng bất lợi.

Trong tháng 11, xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Trung Quốc đã giảm 25,5% xuống còn 11,38 tỷ USD, kéo dài đà giảm hàng năm sang tháng thứ sáu liên tiếp. Giữa bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, chính phủ nước này đã đưa ra các hạn chế phòng dịch nghiêm ngặt và duy trì chính sách "Zero COVID", khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mất đà tăng trưởng và ảnh hưởng tới cả những nền kinh tế khác.

Cũng theo chuyên gia của KIET, tình hình có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn vào năm tới do các điều kiện bên ngoài ngày càng xấu đi, bao gồm cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine kéo dài, các nền kinh tế lớn thắt chặt chính sách tiền tệ cùng sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc cũng như các nền kinh tế khác.

Giới chuyên gia chỉ ra rằng sự phụ thuộc nặng nề của Hàn Quốc vào Trung Quốc và sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Mỹ là những yếu tố rủi ro dài hạn.

Theo số liệu của KITA, doanh số bán chip của Hàn Quốc tại Trung Quốc chiếm 41% tổng số chất bán dẫn nước này xuất khẩu trong giai đoạn tháng 1-9/2022 của nước này, tăng từ 39,3% một năm trước đó.

Con số tương đương đối với thị trường Mỹ là 6,5% trong kỳ trích dẫn, giảm 0,6 điểm phần trăm so với cùng giai đoạn của năm trước.

Gần đây, Mỹ đã áp đặt các hạn chế mới đối với việc bán chip và thiết bị sản xuất chip cho Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về tác động của lệnh trên đối với các nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu Hàn Quốc là Samsung Electronics Co. và SK hynix Inc.

Theo các nhà quan sát thị trường, Trung Quốc cũng đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào chip sản xuất ở bên ngoài. Động thái này dự kiến lại càng làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm của Hàn Quốc tại thị trường tỷ dân.

Ông Jang Sang-sik, quan chức của KITA, cho biết Hàn Quốc cần phải đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu bằng cách nuôi dưỡng lĩnh vực bán dẫn hệ thống, khi nhu cầu về sản phẩm này đang gia tăng ở cả Mỹ và các quốc gia châu Âu khác.

Bên cạnh đó, Bộ Thương mại Hàn Quốc cho biết họ cũng đang theo dõi chặt chẽ cuộc đình công đang diễn ra trên toàn quốc của các tài xế xe tải. Cuộc đình công đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất và logistics, đồng thời đè nặng lên xuất khẩu và toàn bộ nền kinh tế.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu