Vượt qua bão Francine, giá dầu thế giới tăng mạnh

Khép phiên cuối tuần 20/9, giá dầu Brent biển Bắc giảm 39 xu (0,52%) xuống mức 74,49 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 3 xu (0,4%) xuống mức 71,92 USD/thùng.

114437-gia-dau-the-gioi-giam-da-tang-sau-khi-my-cong-bo-so-lieu-kinh-te.jpg
Nhà máy lọc dầu Zawiya ở Libya. Ảnh: AFP/TTXVN

Giá dầu thế giới ghi nhận tuần tăng giá thứ hai liên tiếp nhờ việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất và nguồn cung của Mỹ giảm. Giá của cả hai loại dầu Brent và dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) đều tăng hơn 4% trong tuần này.

Khép phiên cuối tuần 20/9, giá dầu Brent biển Bắc giảm 39 xu (0,52%) xuống mức 74,49 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 3 xu (0,4%) xuống mức 71,92 USD/thùng.

Dấu hiệu tình hình kinh tế tại nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới - Trung Quốc- chậm lại đã làm hạn chế đà tăng của giá dầu.

Trước đó, giá dầu đã tăng hơn 1% trong phiên 19/9, một ngày sau khi Fed quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm. Việc cắt giảm lãi suất thường thúc đẩy hoạt động kinh tế và nhu cầu năng lượng, nhưng một số nhà phân tích lo ngại về các tác động tiêu cực từ sự suy yếu của thị trường lao động Mỹ.

Trong khi ngày 18/9, giá dầu giảm sau khi quyết định cắt giảm lãi suất của Fed làm dấy lên lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ, trong khi các nhà đầu tư gần như phớt lờ sự sụt giảm của các kho dự trữ dầu mà họ cho là do tác động ngắn hạn của thời tiết.

Trong phiên này, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố số liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 1,6 triệu thùng xuống còn 417,5 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 13/9, nhiều hơn so với dự báo giảm 500.000 thùng mà các nhà phân tích của hãng tin Reuters đưa ra. Mức giảm trên đã khiến lượng dầu trong các kho dự trữ giảm xuống mức thấp nhất trong một năm, làm hạn chế phần nào đà giảm của giá “vàng đen”.

Trước thời điểm Fed cắt giảm lãi suất, những lo ngại về ảnh hưởng của bão Francine đối với sản lượng dầu tại Vịnh Mexico là yếu tố chính điều hướng thị trường trong phiên 16-17/9.

Nhà phân tích Giovanni Staunovo tại ngân hàng UBS, cho biết việc cắt giảm lãi suất của Mỹ đã hỗ trợ tâm lý rủi ro, làm suy yếu đồng USD và hỗ trợ giá dầu trong tuần này. Tuy nhiên, cần thời gian để các đợt cắt giảm lãi suất đó thực sự hỗ trợ hoạt động kinh tế và tăng trưởng nhu cầu dầu.

Fed dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm trước cuối năm nay, giảm thêm 1 điểm phần trăm vào năm 2025 và giảm thêm 0,5 điểm phần trăm vào năm 2026.

Nhà kinh tế trưởng Tim Snyder tại công ty nghiên cứu kinh tế Matador Economics, cho biết quyết định cắt giảm lãi suất của Fed và một số dư âm từ cơn bão Francine là hai yếu tố duy nhất đang hỗ trợ thị trường hiện tại.

Bên cạnh đó, sự hỗ trợ thêm cho giá dầu đến từ việc lượng dầu thô dự trữ của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất của một năm hồi tuần trước.

Quảng cáo

Tại Trung Quốc, sản lượng của các nhà máy lọc dầu giảm lần thứ năm liên tiếp tính đến tháng 8/2024 và tăng trưởng sản lượng công nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng.

Trong khi đó, các nhà máy lọc dầu ở châu Á, châu Âu và Mỹ đang đối mặt với tình trạng lợi nhuận sụt giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, đánh dấu sự sụt giảm đối với ngành đã từng “tận hưởng” lợi nhuận tăng vọt sau đại dịch.

Sự sụt giảm này là một dấu hiệu tiếp theo của nhu cầu tiêu dùng và công nghiệp yếu, đặc biệt là ở Trung Quốc, do tăng trưởng kinh tế chậm lại và xe điện ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều nhà máy lọc dầu mới đi vào hoạt động ở châu Phi, Trung Đông và châu Á cũng đã làm gia tăng áp lực.

Các hãng lọc dầu như TotalEnergies và các công ty thương mại như Glencore đã chứng kiến lợi nhuận “khủng” trong năm 2022 và 2023 khi hưởng lợi từ tình trạng thiếu hụt nguồn cung do xung đột ở Ukraine, sự gián đoạn vận tải ở Biển Đỏ và nhu cầu phục hồi sau đại dịch.

Nhà phân tích Rory Johnston tại Commodity Context, cho biết dường như chu kỳ siêu lợi nhuận của ngành lọc dầu diễn ra trong vài năm qua có thể đang kết thúc, khi nguồn cung từ các nhà máy lọc dầu mới khánh thành gần như đáp ứng đủ nhu cầu nhiên liệu.

Trong báo cáo thị trường dầu hàng tháng công bố ngày 12/9, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024 khoảng 70.000 thùng/ngày, tương đương khoảng 7,2%, xuống còn 900.000 thùng/ngày.

Theo IEA, nhu cầu “vàng đen” của thế giới giảm chủ yếu do nhu cầu của Trung Quốc giảm tốc. IEA dự báo nhu cầu dầu của Trung Quốc chỉ tăng 180.000 thùng/ngày trong năm 2024 trong bối cảnh sử dụng xe điện tăng lên và tình hình kinh tế vĩ mô chậm lại lan rộng.

IEA cho biết, do nhu cầu dầu của Trung Quốc dường như đang giảm tốc và tại hầu hết các quốc gia khác, nhu cầu dầu chỉ tăng khiêm tốn hoặc giảm, vì vậy IEA củng cố dự báo rằng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ đạt đỉnh vào cuối thập kỷ này.

Có sự bất đồng lớn giữa các tổ chức về dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024. Những khác biệt này chủ yếu xuất phát từ sự khác nhau trong quan điểm về Trung Quốc và tốc độ chuyển đổi sang năng lượng sạch. Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng đã cắt giảm dự báo năm 2024 của mình, nhưng vẫn lạc quan hơn so với IEA.

OPEC dự báo nhu cầu dầu sẽ tăng lên mức 2,03 triệu thùng/ngày trong năm 2024 và 1,74 triệu thùng/ngày vào năm 2025, nhưng việc cắt giảm dự báo liên tiếp cũng cho thấy những thách thức mà nhóm này đang phải đối mặt trong việc cân bằng thị trường.

IEA giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu năm 2025 ở mức khoảng 950.000 thùng/ngày, nhưng cho rằng thị trường dầu toàn cầu có thể dư thừa vào năm tới nếu OPEC và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, tiếp tục kế hoạch giảm sản lượng tự nguyện.

IEA cho biết, nguồn cung dầu toàn cầu đang tăng lên do sản lượng của các nước không thuộc OPEC tăng cao, trong đó cơ quan này dự báo mức tăng nguồn cung không thuộc OPEC là 1,5 triệu thùng/ngày trong năm nay và năm tới, với sản lượng cao hơn từ Mỹ, Guyana, Canada và Brazil.

IEA cho hay nếu không có sự bất ổn kéo dài ở Libya, OPEC+ có thể sẽ phải đối mặt với một thặng dư dầu đáng kể, do nguồn cung từ các nước không thuộc OPEC+ đang tăng nhanh hơn nhu cầu toàn cầu.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá nông sản xuất khẩu tăng, thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế càng tinh vi

Thương vụ Việt Nam tại Pakistan vừa cảnh báo tình trạng đối tượng lừa đảo doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền mua nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu và lừa doanh nghiệp Pakistan xuất khẩu nguyên liệu chất lượng thấp sang Việt Nam.

Doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu “đau đầu” với tình trạng mất hàng, giá cao Xuất khẩu hồ tiêu dự báo giảm

Bulog liên tục mở nhiều cuộc đấu thầu nhập khẩu gạo

Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia (Bulog) thông báo mở thầu mua 450.000 tấn gạo trắng, loại 5% tấm, niên vụ 2024 (xay xát không muộn hơn quá 6 tháng) có xuất xứ từ Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Pakistan. Thời gian giao hàng từ tháng 10 đến tháng 11/2024. Đây là lần thứ 8 Bulog mở thầu nhập khẩu gạo trong năm nay.

Thiếu vốn, doanh nghiệp xuất khẩu gạo luôn “bán trước, mua sau” Ấn Độ quay lại xuất khẩu gạo, thị trường gạo trong nước có bị ảnh hưởng?

Kỳ vọng nhu cầu cải thiện đẩy giá dầu tăng hơn 1%

Giá dầu tăng 1 USD mỗi thùng trong phiên 17/9, khi tình trạng gián đoạn nguồn cung gia tăng và các nhà giao dịch đặt cược rằng nhu cầu sẽ cải thiện nếu Mỹ hạ lãi suất như dự báo trong tuần này.

Giá dầu thế giới tăng gần 3% do tác động của bão Francine Giá dầu châu Á phục hồi trước thông tin Fed hạ lãi suất trong tuần này

Thị trường thép thế giới rung chuyển

“Giá thép đã giảm ngang giá bắp cải”. Đây là lời than thở được truyền thông địa phương Trung Quốc đưa ra khi giá thép cây tại thị trường này gần đây đã giảm xuống còn tương đương 421,38 USD/tấn.

Khối ngoại liên tục bán ròng HSG, HPG, cổ phiếu ngành thép không còn hấp dẫn? Xuất khẩu ồ ạt với giá siêu rẻ, thép Trung Quốc đang tràn ngập thế giới