VN-Index đã có chuỗi tăng 4 phiên bứt phá khỏi mốc 1.250 điểm

Sau phiên Ngân hàng tham gia dẫn dắt, thị trường tiếp tục có sự sôi động của dòng tiền với một số điểm nhấn về câu chuyện nhóm ngành. Chỉ có VN-Index cũng đồng thời có phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp.

VN-Index đã có chuỗi tăng 4 phiên bứt phá khỏi mốc 1.250 điểm

Định vị thị trường

Khi những phản ứng tích cực với thông tin CPI tháng 4 của Mỹ qua đi, chứng khoán châu Á bắt đầu có sự phân hóa nhẹ. Các chỉ số chứng khoán Trung Quốc như SHCMP (+1,01%), HSI (+1,08%), SZI (+1,1%) vẫn tăng điểm khá tốt trong khi TWSE (-0,21%), KOSPI (-1,03%), NIKKEI 225 (-0,34%) có dấu hiệu chững lại.

Dù vận động của thị trường Việt Nam đồng pha với các chỉ số Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng phiên hôm nay VN-Index lại chỉ rung lắc nhẹ. Cuối phiên, chỉ số đóng cửa trong sắc xanh và nối chuỗi tăng điểm sang con số 4.

Chất xúc tác

Đã có những phản ứng tích cực từ lãi suất liên ngân hàng ở các kỳ hạn. Tại kỳ hạn qua đêm, lãi suất đã giảm xuống dưới 4% trong khi kỳ hạn 1 tuần và 1 tháng đã giảm xuống 4,27% và 4,77%.

Tuy nhiên, tỷ giá trong nước vẫn có độ trễ trong phản ứng với việc trên thị trường tự do tiếp tục đi ngang quanh mức 25.800 VND/USD.

Trong ngày hôm qua, kênh cầm cố có 48,23 tỷ đồng trúng thầu, có 878,29 tỷ đồng đáo hạn. Trong khi đó, kênh tín phiếu, có 650 tỷ đồng tín phiếu trúng thầu với lãi suất giữ ở mức 3,75%, không có tín phiếu đáo hạn. Tổng cộng, Ngân hàng nhà nước hút ròng 1.480,06 tỷ đồng từ thị trường, khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường tăng lên mức 62.640 tỷ đồng, khối lượng trên kênh cầm cố giảm xuống mức 7.395,53 tỷ.

Về mặt thanh khoản thị trường chứng khoán, nhà đầu tư đã có thể yên tâm hơn với phiên thứ 3 liên tiếp HOSE đạt trên mức bình quân 20 phiên. So với phiên hôm qua, khớp lệnh sàn tăng tiếp 2,7% lên 880 triệu đơn vị.

3ex-2024-05-17-8421.png
Quảng cáo

Nhóm nhà đầu tư nước ngoài có chiều hướng tiếp tục giảm sự ảnh hưởng với đóng góp 2 chiều trên HOSE chỉ là 7,15%. Hoạt động bán ròng cũng trở lại sau 2 phiên mua vào, giá trị rút ra đạt 803 tỷ đồng. VHM (-140 tỷ đồng), VNM (-72,5 tỷ đồng), FPT (-65 tỷ đồng), DGC (-47,8 tỷ đồng) là những cổ phiếu bị bán ra nhiều nhất.

Vận động thị trường

Ngân hàng đã đồng loạt tham gia dẫn dắt tâm lý tích cực trong phiên hôm qua. Sang đến hôm nay, khá nhiều mã như VCB (-0,9%), MBB (-0,6%), BID (-0,5%), TCB (-0,3%), ACB (0%), VPB (0%) đã có sự nghỉ ngơi và chỉ còn lại LPB (+5,5%) vẫn tiếp tục phá kỷ lục giá.

Việc Ngân hàng chưa nối tiếp đà tăng đã khiến cho VN30 lẫn VN-Index phải chấp nhận rung lắc trong phiên. Để có thể vượt qua các nhịp giật xuống trong phiên, các mã lớn như MSN (+4,3%), GVR (+2,5%), VRE (+2%), VHM (+1,5%), BCM (+1,2%) đã phải làm thay phần việc của Ngân hàng.

VN-Index tăng 4,33 điểm lên 1.273,11 điểm (+0,34%). Tổng giá trị giao dịch của HOSE đạt 937,04 triệu đơn vị, tương đương 23.073 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chuyển động của Ngân hàng cũng là cơ hội để dòng tiền có thể tranh thủ vận động tích cực ở các cổ phiếu Midcap và Penny. Các câu chuyện về nhóm ngành hay của riêng từng doanh nghiệp đã thúc đẩy đà tăng đột biến tại HAG (+6,96%), VND (+4,04%), HDG (+6,93%), BAF (+6,76%), DBC (+6,05%), CTD (+3,68%), HDC (+4,43%).

Nhóm Chứng khoán đã xuất hiện những thông tin rất đáng chú ý liên quan đến các đợt tăng vốn của các doanh nghiệp như VND, MBS. Cụ thể, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp phép cho VND chào bán 304,46 triệu cổ phiếu.

Còn, MBS cũng vừa được HĐQT thông qua chào bán thêm 109,42 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện quyền 4:1, với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu.

Phản ứng giá của MBS cũng ghi nhận ngay trên HNX với đà tăng 6% cùng với quy mô giao dịch đứng thứ 2 tại sàn. Ngoài ra, giá đóng cửa của MBS cũng chính thức xác nhận cổ phiếu đã vượt đỉnh thời đại.

Các cổ phiếu Chứng khoán khác trên HNX như SHS (+1,03%), APS (+9,5%) cũng đều tăng giá khá tốt. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tăng 0,64% lên 241,54 điểm. Thanh khoản sàn đạt 2.109 tỷ đồng, tương đương 107,57 triệu đơn vị.

Trên UPCoM, VGI (+10,8%), MCH (+10,6%), VTK (+14,8%) là những gương mặt nổi bật nhất. Chỉ số UPCoM-Index tăng 0,4% lên 93,07 điểm. Tổng giá trị giao dịch sàn đạt 1.196 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

DNSE tiếp tục được vinh danh Top 10 sản phẩm - dịch vụ công nghệ Tin dùng

Tại Lễ công bố và vinh danh sản phẩm - dịch vụ Tin dùng diễn ra chiều 20/12/2024 tại Hà Nội, Chứng khoán DNSE lần thứ hai liên tiếp được vinh danh trong Top 10 sản phẩm - dịch vụ Tin dùng Việt Nam lĩnh vực công nghệ.

DNSE được vinh danh thành viên tiêu biểu về giao dịch chứng khoán phái sinh Chủ tịch DNSE Nguyễn Hoàng Giang: “DNSE Aquaman Vietnam sẽ là sân chơi biểu tượng của bộ môn bơi – chạy”

Chứng khoán châu Á phần lớn giảm điểm phiên 20/12

Dữ liệu cho thấy tăng trưởng của kinh tế Mỹ và chi tiêu tiêu dùng vượt dự báo cũng không thể xoa dịu những lo ngại rằng Fed sẽ giữ chi phí đi vay ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.

Đà giảm điểm chi phối các TTCK châu Á trước thềm cuộc họp của Fed Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12

Thị trường xuất hiện sóng Midcap và Penny

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cùng có tuần tăng điểm, trái ngược với tuần giảm thứ 2 liên tiếp của VN-Index. Những vận động mới đã giúp cho bức tranh thị trường sinh động hơn sau chuỗi phiên giao dịch ảm đạm.

Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm Thử thách xuất hiện sau chuỗi 9 phiên thị trường đi ngang

Thử thách xuất hiện sau chuỗi 9 phiên thị trường đi ngang

Trong phiên đáo hạn phái sinh tháng 12, thị trường đã chứng kiến VN-Index có thời điểm giảm gần 16 điểm. Tuy nhiên, về cuối phiên, chỉ số lại thu hẹp được đà giảm và khá nhiều mã xuất hiện trạng thái "rút chân".

Thị trường đi ngang phiên thứ 9, cổ phiếu Dầu khí bật lên nhờ thông tin Lô B Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm

Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm

Phiên giao dịch 18/12 đã ghi nhận những dấu ấn tích cực của nhóm cổ phiếu Dầu khí với một số mã như PVB, PVC tăng trên 6%. Động lực tăng giá đến từ thông tin mới của dự án Lô B và sự kiện BSR chuyển sàn.

Thị trường đi ngang phiên thứ 9, cổ phiếu Dầu khí bật lên nhờ thông tin Lô B BSR lên kế hoạch lãi sau thuế 752 tỷ đồng năm 2025, chốt niêm yết cổ phiếu trên HoSE từ ngày 17/1

Bộ trưởng Tài chính: "Kỳ vọng thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn chủ yếu cho nền kinh tế"

Chỉ đạo tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng kỳ vọng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững.

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025 Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu việc đánh thuế đối với bất động sản bỏ hoang, chậm đưa vào sử dụng

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12

Chốt phiên 18/12, chỉ số Hang Seng tăng 0,8%, lên 19.864,55 điểm, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,6%, lên 3.382,21 điểm, trong khi chỉ số Nikkei 225 giảm 0,7%, xuống 39.081,71 điểm.

Chứng khoán châu Á tăng theo đà Phố Wall nhờ kỳ vọng Fed cắt lãi suất Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trước cuộc họp của Fed vào tuần tới

Chứng khoán KAFI hoàn tất tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng, dấu ấn rõ nét hơn của UNIBEN

CTCP Chứng khoán KAFI đã hoàn tất đợt tăng vốn gấp đôi lên 5.000 tỷ đồng vào đầu tháng 12/2024. Trong danh sách cổ đông tham gia cũng có Chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB), ông Đặng Khắc Vỹ.

Chứng khoán KAFI bị "tuýt còi" do để khách hàng giao dịch vượt quá sức mua Chứng khoán KAFI sẽ tăng vốn gấp đôi lên 5.000 tỷ đồng đầu tháng 12/2024