Vì sao Alibaba bất ngờ công bố quyết định chia tách đế chế kinh doanh hơn 200 tỷ USD?

Thông báo về việc thay đổi mô hình kinh doanh của Alibaba vào ngày thứ Ba được đưa ra cùng lúc với sự kiện nhà sáng lập tập đoàn Alibaba – ông Jack Ma trở về Trung Quốc sau hơn 1 năm ở nước ngoài.

Ảnh: Bloomberg
Ảnh: Bloomberg

Tập đoàn Alibaba có kế hoạch chia tách "đế chế" 220 tỷ USD thành 6 công ty huy động vốn độc lập và có thể sẽ thử nghiệm tiến hành gọi vốn lần đầu trước công chúng riêng biệt, đây là đợt cải tổ mạnh tay nhất tập đoàn thương mại trực tuyến này tính từ hơn 2 thập kỷ trước đây, theo nội dung bài báo mới được đăng tải trên Bloomberg.

Động thái mới nhất sẽ tách biệt những mảng kinh doanh chính của doanh nghiệp này, từ thương mại cho đến truyền thông, với mảng mới ví như điện toán đám mây để mỗi doanh nghiệp có quyền tự chủ riêng, nhờ vậy đặt nền móng cho các hoạt động mở rộng và huy động vốn từ thị trường tài chính. Sau khi thông tin trên được công bố, cổ phiếu của Alibaba tăng đến 8% trên thị trường tương lai ở New York.

Việc chuyển hướng phát triển theo hình thức công ty mẹ - con như thế này khá hiếm gặp với các doanh nghiệp Trung Quốc, thế nhưng nó có thể trở thành mẫu hình cho các doanh nghiệp cùng mảng kinh doanh với Alibaba. Việc giảm tập trung hóa mô hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cơ chế quyết định đã giúp giải quyết cho một trong những nỗi lo của Bắc Kinh trong chiến dịch siết chặt kiểm soát với ngành công nghệ.

Chính phủ Trung Quốc đã chỉ trích tầm ảnh hưởng của những nền tảng trực tuyến, đặc biệt nền tảng kiểu như của Alibaba hay ứng dụng WeChat của tập đoàn Tencent. Điều này cũng đồng nghĩa quá trình tái cấu trúc sẽ phải cần đến sự chấp thuận từ cơ quan quản lý. Gần đây, nhà quản lý ngành công nghệ tại Trung Quốc vốn lo lắng về khả năng quyền lực thị trường quá tập trung vào một số doanh nghiệp công nghệ lớn. Alibaba và Tencent đầu tư vào hàng trăm doanh nghiệp khởi nghiệp trong suốt nhiều năm qua.

Quảng cáo

“Rõ ràng động thái mới đang tiến gần hơn đến chính sách của chính phủ Trung Quốc liên quan đến việc giảm độc quyền của các doanh nghiệp ngành công nghệ. Mô hình này thậm chí có thể trở thành hình mẫu của ngành công nghệ Trung Quốc trong tương lai”, chuyên gia tại Bloomberg Intelligence – ông Marvin Chen phân tích.

Thông báo về việc thay đổi mô hình kinh doanh của Alibaba vào ngày thứ Ba được đưa ra cùng lúc với sự kiện nhà sáng lập tập đoàn Alibaba – ông Jack Ma trở về Trung Quốc sau hơn 1 năm ở nước ngoài.

Việc chuyển đổi mô hình kinh doanh đánh dấu cho thay đổi bước ngoặt của Alibaba từ việc vận hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh dưới một sự quản lý duy nhất, điều hành mọi mảng kinh doanh từ siêu thị cho đến trung tâm dữ liệu dưới quyền của Alibaba.

Đồng thời nó cũng phát đi tín hiệu cho thấy Alibaba hiện đang sẵn sàng kêu gọi thêm nhà đầu tư mới trên các thị trường đại chúng cả ở trong và ngoài nước. Trước đó, chiến dịch siết chặt quản lý của chính quyền Trung Quốc đã khiến cho giá trị vốn hóa của tập đoàn Alibaba sụt giảm đến hơn 500 tỷ USD.

CEO của Alibaba, ông Daniel Zhang, sẽ quản lý mảng điện toán đám mây của Alibaba. Điều này cũng cho thấy quyết tâm của Alibaba đối với việc phát triển dài hạn trong mảng này. Ông Zhang đồng thời cũng vẫn quản lý công ty mẹ.

Giám đốc bộ phận thương mại quốc tế, ông Daniel Zhang, sẽ quản lý mảng kinh doanh số toàn cầu, cùng lúc đó nhà điều hành cấp cao Trudy Dai sẽ quản lý mảng kinh doanh của Taobao Tmall.

Dù rằng tạo ra nhiều mảng kinh doanh khác nhau, vào ngày thứ Ba, Alibaba đã xác nhận các biện pháp cắt giảm chi phí đã giúp cứu lợi nhuận của hãng. Đây có thể coi như một thay đổi lớn với một tập đoàn công nghệ từng chi tiêu rất mạnh tay để thâu tóm thị phần.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?