Ứng phó với "bão thuế quan" từ Mỹ

Ba tuần sau khi "người đàn ông thuế quan" quay trở lại Nhà Trắng, các cú sốc đã liên tiếp xuất hiện trên các thị trường toàn cầu, các chính phủ hối hả cân đo phương án ứng phó.

162655-tong-thong-d-trump-tuyen-bo-dam-phan-voi-canada-va-mexico-ve-thue-quan-toan-dien.jpg
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu họp báo tại Nhà Trắng, Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN

Ba tuần sau khi "người đàn ông thuế quan" quay trở lại Nhà Trắng, các cú sốc đã liên tiếp xuất hiện trên các thị trường toàn cầu, tâm lý bất an đeo bám các doanh nghiệp và nhà đầu tư, các chính phủ hối hả cân đo phương án ứng phó,...Chúng ta phải thừa nhận rằng tình hình thế giới chắc chắn sẽ còn có nhiều biến động.

Ngày 11/2 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Donald Trump đã chính thức ký sắc lệnh áp thuế 25% lên mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ. Mức thuế 25% không có ngoại lệ hay miễn trừ, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 4/3/2025. Thuế quan sẽ ảnh hưởng đến mọi quốc gia xuất khẩu thép và nhôm sang Mỹ, trong đó có Việt Nam, Canada, Brazil và Mexico - những nhà cung cấp thép hàng đầu cho thị trường Mỹ - sẽ là những nước bị thiệt hại nhiều nhất bởi sắc lệnh này.

Nước Mỹ dường như đã sẵn sàng theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ và trên hết là những chính sách khó đoán định và luôn thay đổi. Mặc dù không giống như chủ nghĩa biệt lập – lợi ích của Mỹ đòi hỏi Nhà Trắng phải tiếp tục can dự về mặt chính trị và quân sự trên thế giới – nhưng chắc chắn cường quốc số 1 thế giới sẽ lựa chọn kỹ về nơi mình tham gia, để hỗ trợ các mục tiêu quốc gia được xác định là hướng nội và cũng liên tục thay đổi.

Trước đó, mở màn tháng 2/2025, Tổng thống Trump đã áp đặt mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, riêng năng lượng nhập khẩu từ Canada được hưởng mức thuế 10%. Nhưng sau đó, lệnh "trảm" này đã được ông chủ Nhà Trắng hoãn lại 1 tháng.

Nhiều nhà quan sát cho rằng cho đến nay, có vẻ như Tổng thống Mỹ không muốn lật ngược chính sách thương mại lục địa mà muốn viết lại nó về cơ bản theo hướng có lợi cho Mỹ. Tam giác thương mại Mỹ-Mexico-Canada được coi là mối quan hệ "máu thịt" đối với cả ba nước. Canada và Mexico là thị trường xuất khẩu lớn thứ nhất và thứ hai của Mỹ với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 680 tỷ USD vào năm 2023. Trong khi đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Canada và Mexico. Hoạt động xuất khẩu giữa Mỹ, Mexico và Canada hỗ trợ hơn 17 triệu việc làm. Mối quan hệ cộng sinh này còn được củng cố bởi Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), một phiên bản mới thay thế cho Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), đã được đàm phán và hoàn tất trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông Donald Trump. Nhưng bất chấp những nền tảng tưởng vững như bàn thạch này, tam giác Bắc Mỹ đang bất ổn hơn bao giờ hết.

Quảng cáo

Các mức thuế mới của Mỹ chắc chắn sẽ gây tổn thương lớn đối với hoạt động thương mại trên khắp Bắc Mỹ, không chỉ vì khối lượng thương mại lớn, mà còn vì tầm quan trọng của chuỗi cung ứng, chiếm khoảng 50% thương mại nội vùng. Những mức thuế này, vốn mâu thuẫn trực tiếp với sự hội nhập kinh tế sâu sắc trên khắp Bắc Mỹ, cũng sẽ gây tổn hại đến mục tiêu của chính quyền Mỹ là phát triển chuỗi cung ứng an toàn hơn và cạnh tranh với Trung Quốc. Ngư ông đắc lợi, nhiều nhà phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại trên khắp Bắc Mỹ, vì nó làm suy giảm nỗ lực của phương Tây muốn đưa chuỗi cung ứng tách khỏi Trung Quốc.

Nhiều nghiên cứu cho thấy mức thuế 25% của Mỹ đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của chính nước Mỹ, tác động tiêu cực đến thị trường lao động, làm giảm tiền lương và đẩy giá cả tăng, đồng thời sự trả đũa của Canada và Mexico sẽ nhân lên những tổn thất kinh tế tại cả ba quốc gia.

Chưa bao giờ các nền kinh tế lại dễ bị tổn thương như hiện nay. Nhưng có thể, rủi ro lớn không nhất thiết đến từ thuế thép và nhôm của Mỹ, mà lại bắt nguồn từ một số biện pháp trả đũa. Liên minh châu Âu (EU) cho biết trong một tuyên bố trước khi có lệnh chính thức từ Mỹ rằng khối này sẽ không ngần ngại trả đũa nếu Mỹ áp đặt mức thuế mới. EU, đặc biệt là Đức, là nhà xuất khẩu thép lớn sang Mỹ. Phải lưu ý rằng, vào ngày 10/2, thuế trả đũa của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ cũng đã có hiệu lực.

075323-tong-thong-my-chuan-bi-cong-bo-muc-thue-25-voi-thep-va-nhom.jpg
Công nhân kiểm tra các thanh cuộn nhôm tại nhà kho trong khu công nghiệp ở Tân Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: REUTERS/TTXVN

Cho dù phản ứng của các nước trước chính sách thuế quan mới của Mỹ là mềm mỏng, hay cứng rắn, hoặc áp dụng chiến thuật "câu giờ", thì việc phải thay đổi để thích ứng đã trở thành mệnh lệnh của thời cuộc.

Ngay sau Mỹ nổ loạt đạn đầu tiên nhằm vào Canada, Mexico và Trung Quốc, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã chỉ đạo thiết lập Bộ phận tư vấn tại Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) để ứng phó với biện pháp thuế quan của Mỹ. Bộ phận này sẽ hỗ trợ tư vấn cá nhân qua điện thoại và mạng Internet trực tuyến, đồng thời giới thiệu các chuyên gia pháp lý và thuế nếu doanh nghiệp đề xuất. Với mạng lưới văn phòng đại diện rộng khắp, JETRO sẽ hợp tác với 49 văn phòng trong nước, cũng như các văn phòng tại Mỹ, Canada, Mexico và Trung Quốc để thu thập thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp.

Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, nơi thách thức dường như đang lớn hơn nhiều so với cơ hội, các nền kinh tế đang cần hơn bao giờ hết một chính sách ứng phó chủ động, linh hoạt và yếu tố sáng tạo có lẽ nên giữ vai trò chủ đạo để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đa dạng hoá thị trường và tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới. Đây đều là những vấn đề căn cốt, mang tính thời sự, cấp bách, đòi hỏi phải có giải pháp ứng phó uyển chuyển trong ngắn hạn và cả giải pháp có tầm chiến lược lâu dài.

Khi một ông trùm kinh doanh đang tham vọng thay đổi để "đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại" với những chính sách đầy toan tính bất ngờ, thì mỗi nước đang có những hành động ứng phó thích hợp để những "cơn gió ngược" bên ngoài không làm lệch hướng của con tàu giữa biển khơi sóng gió thương trường. Hơn bao giờ hết, trong một thế giới đầy biến động, trí tuệ và sự ứng phó kịp thời sẽ là chiếc chìa khóa tháo gỡ những chướng ngại vật trên hành trình ra biển lớn.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Mỹ dự kiến công bố mức thuế 25% với thép và nhôm nhập khẩu

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ công bố mức thuế mới 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ vào ngày 10/2 theo giờ địa phương.

Giá vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới do lo ngại về biện pháp thuế quan của Mỹ Giá dầu thu hẹp đà tăng sau khi Mỹ hoãn áp thuế quan đối với Mexico

Thái Lan đối mặt với mức thuế cao hơn khi xuất khẩu sang Mỹ

Thái Lan có nguy cơ phải đối mặt với mức thuế cao hơn khi xuất khẩu sang Mỹ, ảnh hưởng đến các mặt hàng như module Bluetooth, sản phẩm băng thông rộng, module năng lượng Mặt Trời...

Vì sao sầu riêng Việt Nam bán thấp hơn Thái Lan gần 1.000 USD/tấn tại thị trường Trung Quốc? Được dự báo sẽ sớm vượt Singapore, Thái Lan, Việt Nam sẽ cần bao lâu để quy mô GDP vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Thẩm phán Mỹ cấm tỷ phú E.Musk truy cập dữ liệu của Bộ Tài chính

Một thẩm phán Mỹ đã ra phán quyết khẩn cấp, ngăn chặn Bộ Hiệu quả chính phủ (DOGE), do ông Elon Musk đứng đầu, truy cập dữ liệu thông tin cá nhân và hồ sơ tài chính của hàng triệu người Mỹ...

Công ty AI của tỷ phú Elon Musk huy động thêm 6 tỷ USD vốn đầu tư Công ty của tỷ phú Elon Musk huy động được thêm 6 tỷ USD

WTO "mắc kẹt" giữa tranh chấp thương mại

Cơ quan Phúc thẩm của WTO, bao gồm bảy chuyên gia về luật thương mại và quốc tế, đã không thể xử lý bất kỳ vụ việc mới nào kể từ tháng 12/2019, do Mỹ liên tục chặn các đề cử thành viên.

WTO kêu gọi loại bỏ rào cản thương mại với hàng hóa vì môi trường Quan chức EU kêu gọi khiếu nại Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ lên WTO

Xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản tiếp tục cao kỷ lục

Ngày 4/2, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông sản, lâm nghiệp, thủy sản và thực phẩm của nước này năm 2024 đạt mức cao kỷ lục trong năm thứ 12 liên tiếp.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm

Tình thế khó xử của FED

Hai quan chức Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), được cho là đại diện cho hai quan điểm trái ngược trong chính sách tiền tệ, cho biết hôm 2/1 rằng, họ sẽ cần theo dõi tác động của các chính sách từ chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với lạm phát để

Thị trường vàng “lặng sóng” trước thềm cuộc họp của Fed FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Lạm phát của Mỹ tăng mạnh nhất 8 tháng

Theo số liệu mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố, lạm phát tại nước này trong tháng 12/2024 đã tăng mạnh nhất tám tháng qua khi chi tiêu tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ.

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Mỹ áp thuế hàng nhập từ Canada, Mexico và Trung Quốc; DeepSeek tạo "cơn địa chấn" trên thị trường công nghệ toàn cầu; Fed giữ nguyên lãi suất... là những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025 10 sự kiện chứng khoán năm 2024