Tin vui về cao tốc 88km hơn 20.000 tỷ đồng tại Việt Nam: Thi công thần tốc và tiết kiệm chi phí nhờ công nghệ đặc biệt

Tuyến cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn đang đẩy mạnh thi công.

Tin vui về cao tốc 88km hơn 20.000 tỷ đồng tại Việt Nam: Thi công thần tốc và tiết kiệm chi phí nhờ công nghệ đặc biệt

Tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn có chiều dài 88km, tổng mức đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng, lớn nhất trong số 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía đông, giai đoạn 2021 - 2025. Đây là đoạn tuyến có nhiều hầm xuyên núi nhất trên cao tốc Bắc Nam. Cụ thể, tuyến cao tốc này có 3 hầm xuyên núi , cùng 77 cầu, 586 cống, 81 hầm chui dân sinh. Trong đó, hầm số 1 có chiều dài 610 m, hầm số 2 dài 700 m và hầm số 3 là hầm cấp đặc biệt với chiều dài 3.200 m.

Đặc biệt, hầm số 3 thuộc tuyến cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn là hầm xuyên núi dài nhất trên tuyến cao tốc Bắc - Nam, kết nối hai tỉnh Quảng Ngãi - Bình Định. Hầm số 3 có địa chất phức tạp nên công tác thi công được nhà thầu triển khai rất thận trọng nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn.

Trong đó, phương pháp thi công hầm NATM - hệ Đèo Cả do các kỹ sư Đèo Cả nghiên cứu cải tiến được áp dụng tại hầm số 1 và hầm số 2 giúp đẩy nhanh công tác đào, thông hầm sớm hơn thời gian yêu cầu từ 3 - 5 tháng.

Với hầm số 3, đơn vị thi công đã triển khai 15 máy khoan hạng nặng khoan hầm, 100 đầu máy thiết bị cơ giới, cùng hơn 100 kỹ sư, công nhân làm việc theo ca, đảm bảo làm việc liên tục 24/24h. Do đo, đến nay ống hầm trái đã đào được 1.100m dài, ống hầm phải đã đào được 1.148m.

Quảng cáo

Đơn vị thi công cho biết đang nỗ lực để thông hầm đường bộ cấp đặc biệt này sớm hơn kế hoạch, dự kiến sẽ đào thông trong tháng 6/2025, đến tháng 12/2025 sẽ thông toàn tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.

Hưởng ứng chiến dịch 500 ngày đêm hoàn thành 3.000km cao tốc Bắc - Nam vào năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động, Tập đoàn Đèo Cả (đứng đầu liên danh các nhà thầu thi công công trình) đã tăng cường nhân lực, máy móc thiết bị, tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp để đẩy nhanh tiến độ dự án Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Tập đoàn Đèo Cả nỗ lực hoàn thành toàn bộ dự án vào cuối năm 2025, vượt tiến độ 8 tháng so với hợp đồng đã ký kết.

Hiện nay, nhà thầu bố trí 44 mũi thi công cùng 1.790 máy móc, thiết bị và hơn 4.000 nhân sự. Đại diện Ban QLDA 2 cho biết, sau 22 tháng tổ chức thi công, tiến độ dự án thi công đạt hơn 45%. Trong đó, phần lớn công tác đắp đất nền đường đã cơ bản hoàn thiện, các hạng mục chính khác cũng tăng tốc, sản lượng gia tăng mỗi ngày.

Đáng chú ý, nhà thầu đã áp dụng quản lý công nghệ số trên cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn để đẩy nhanh tiến độ thi công. BIM (Mô hình thông tin công trình - Building Information Modelling - BIM) góp phần rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng công tác thiết kế, thi công và quản lý dự án đầu tư xây dựng (tiết kiệm chi phí dự án đến 12%, rút ngắn thời gian thi công xây dựng từ 12 - 15% so với tiến độ được duyệt).

BIM đóng vai trò như nền tảng dữ liệu chung, tích hợp toàn bộ thông tin về thiết kế, kết cấu, cơ điện và hệ thống kỹ thuật vào một mô hình 3D duy nhất. Nhờ đó, các nhóm thiết kế của từng hạng mục phối hợp chặt chẽ, tăng tính đồng bộ và hiệu quả làm việc, giảm thiểu sai sót. Các tài liệu như biên bản nghiệm thu cũng được tích hợp, giúp việc theo dõi và thực hiện dự án dễ dàng hơn.

Từ mô hình BIM, có thể trích xuất khối lượng vật tư và công việc, hỗ trợ quản lý chi phí và dự báo chính xác nguồn lực, giảm rủi ro phát sinh và tăng hiệu quả tài chính. BIM còn mô phỏng chi tiết biện pháp thi công, như quy trình cải tiến tại hầm số 2, với từng bước khoan, lắp đặt thuốc nổ và vận chuyển đất đá được hiển thị bằng 3D.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Tỉnh Gyeongsangbuk (Hàn Quốc) muốn trở thành “anh em” với TP. Hồ Chí Minh

Mối quan hệ giữa tỉnh Gyeongsangbuk và TP. Hồ Chí Minh đang ở cấp độ Thành phố Hữu nghị. Trong tương lai không xa, tỉnh Gyeongsangbuk mong muốn nâng mối quan hệ này lên mức “Thành phố anh em” - cấp độ cao nhất trong thang hợp tác quốc tế của các tỉnh ở Hàn Quốc.

PV Power ước lãi 833 tỷ đồng sau 9 tháng

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 31-33 thế giới về quy mô GDP ngay năm sau

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ mục tiêu năm 2025, tăng trưởng GDP của Việt Nam khoảng 6,5-7% và phấn đấu đạt tăng trưởng cao hơn (7-7,5%).

Trung Quốc đầu tư đường sắt cao tốc khi GDP bình quân là 1.753 USD, Indonesia là 3.322 USD, Việt Nam thì sao? GDP quý III/2024 vượt dự báo, ước tăng 7,4%

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 67 tỷ USD

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục

Vì sao suất đầu tư lên tới 1.000 tỷ đồng/km cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam?

Du khách Trung Quốc đến Nhật Bản tăng vọt trong dịp nghỉ lễ tháng 10/2024

Số lượt đặt chỗ hãng hàng không Japan Airlines (JAL) của du khách Trung Quốc trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 1 tuần của nước này đã phục hồi lên mức cao nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Tăng sức hút du khách quốc tế bằng ẩm thực và văn hóa Việt Nam Trung Quốc tạo thuận lợi tối đa cho du khách nước ngoài thanh toán điện tử

Đường sắt cao tốc Bắc Nam 67 tỷ USD đi qua 20 tỉnh thành, những tỉnh nào được bố trí 2 ga?

Có 3 tỉnh được bố trí 2 ga để đảm bảo chạy tàu với tốc độ khai thác tối đa (320 km/h) chiếm 70-80% chiều dài giữa hai ga dừng (cự ly tăng tốc khoảng 7,2 km; cự ly giảm tốc khoảng 9,5 km).

Cổ phiếu đường sắt bất ngờ trở lại đường đua Cổ phiếu nào hưởng lợi từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam?