Tiền trượt giá không phanh, người dân quốc gia này "nảy số" dùng vào việc không ngờ

Lạm phát kỷ lục đã khiến tiền ở quốc gia này còn rẻ hơn cả... giấy dán tường.

Dùng tiền làm giấy dán tường

Theo AFP, Argentina đã ghi nhận mức lạm phát 94,8% vào năm 2022, cao nhất kể từ năm 1991. Sang năm 2023, chính phủ nước này đặt mục tiêu giảm lạm phát xuống còn 60%.

Do đó, đối với hầu hết người dân Argentina, đi siêu thị là một trải nghiệm không mấy vui vẻ.

Julian Rattano, 66 tuổi, một nhà hóa học đã nghỉ hưu, cho biết: "Bạn đứng trước các kệ hàng và phân tích giá cả như thể bạn đang chọn đồ trang sức".

Giá các mặt hàng thiết yếu hàng ngày đã tăng hàng tháng, thậm chí hàng tuần vào năm ngoái.

Theo công ty tư vấn Abeceb, trong năm 2022, một lít sữa tăng 320%, dầu ăn tăng 456% và một kg đường tăng 490%.

Giá mặt hàng quần áo và giày dép cũng tăng hơn 120%, trong khi lĩnh vực dịch vụ như khách sạn nhà hàng, giá tăng dưới 109% một chút.

Hãng tin Reuters cho hay, giá cả tăng đồng nghĩa với việc đồng peso, tờ tiền của Argentina, bị mất giá do lạm phát.

Mọi người cần phải mang theo một lượng tiền mặt khổng lồ để giao dịch. Đây là mối lo ngại về an ninh và đau đầu về hậu cần đối với người gửi tiết kiệm, doanh nghiệp và ngân hàng.

"Tôi phải mang theo xấp tiền khổng lồ trong ví... và tôi sợ bị cướp", Laura, 40 tuổi, một luật sư sống tại thủ đô Buenos Aires, cho biết. "Tờ 1.000 peso (khoảng 5,39 USD) không còn đủ giá trị để mua bất cứ thứ gì. Tiền thuê nhà hàng tháng của tôi giờ là hơn 50.000 peso."

xfxnoatyznn6dfnzfen6oks6sm-1123.jpg

Người dân Argentina phải dùng nhiều tiền mặt để thanh toán do đồng tiền mất giá. Ảnh: Reuters

Quảng cáo

Một tờ 1.000 peso sẽ khó mua được hai gói cuộn giấy vệ sinh cao cấp, trong khi một chiếc bánh hamburger kèm khoai tây chiên trong chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh có giá 940 peso.

Thậm chí, theo Guardian, có thời điểm, tờ peso của Argentina còn vô giá trị đến mức người dân dùng tiền làm giấy dán tường vì tiền để mua giấy dán tường còn đắt hơn.

Con số đáng kinh ngạc

AFP cho biết, đây là những con số tồi tệ nhất kể từ khi Argentina ghi nhận tỷ lệ lạm phát hơn 171% vào năm 1991.

Argentina đã vật lộn với khủng hoảng kinh tế trong nhiều năm, ghi nhận lạm phát hai con số suốt trong 12 năm qua.

Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, bao gồm chi tiêu thâm hụt kéo dài, đồng tiền mất giá liên tục và các yếu tố bên ngoài như xung đột Ukraine đã ảnh hưởng đến giá năng lượng và ngũ cốc.

Trong nỗ lực làm chậm lạm phát, vào cuối năm 2022, chính phủ Tổng thống Alberto Fernandez đã đạt được thỏa thuận với các công ty thực phẩm và sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân nhằm giữ nguyên giá của khoảng 2.000 sản phẩm cho đến tháng 3 và giới hạn tăng 4%/tháng đối với 30.000 sản phẩm khác.

Nền kinh tế Argentina tăng trưởng khoảng 5% vào năm 2022, sau mức tăng 10,3% vào năm trước, chấm dứt tình trạng suy thoái kéo dài 3 năm.

Theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng năm 2023 của Argentina dự kiến sẽ giảm xuống chỉ còn 2%.

Nếu điều đó xảy ra, đây sẽ là lần đầu tiên sau 15 năm, Argentina có ba năm tăng trưởng liên tiếp.

Vào đầu thế kỷ 20, Argentina là một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới, thu hút người nhập cư từ châu Âu, đặc biệt là Ý và Trung Đông.

Tuy nhiên, theo số liệu chính thức vào giữa năm 2022, gần một nửa 47 triệu người dân Argentina sống trong mức nghèo khổ, trong đó 2,6 triệu người sống trong tình trạng cực kỳ nghèo khổ.

Đây là một con số đáng kinh ngạc.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh