Thước đo lạm phát ưa thích tăng chậm trong tháng 4, Fed thêm tự tin hạ lãi suất sớm?

Dù chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tại Mỹ trong tháng 4 tăng chậm nhất kể từ cuối năm ngoái, nhiều ý kiến cho rằng Fed vẫn sẽ chưa vội cắt giảm lãi suất như các quan chức của cơ quan này từng khẳng định.

Thước đo lạm phát ưa thích tăng chậm trong tháng 4, Fed thêm tự tin hạ lãi suất sớm?

Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – thước đo lạm phátt ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy giá cả đã tăng trở lại vào tháng 4 nhưng đã có dấu hiệu hạ nhiệt.

Theo đó, chỉ số PCE lõi, không bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng, trong tháng 4 tăng 0,2%, đánh dấu mức tăng hàng tháng thấp nhất kể từ tháng 12/2023 và phù hợp với ước tính của Dow Jones. So với cùng kỳ năm trước, PCE cốt lõi tăng 2,8%, cao hơn mức ước tính 2,9%.

Chỉ số CPE toàn phần trong tháng 4 tăng mức 2,7% so với cùng kỳ năm trước và 0,3% so với một tháng trước, đều khớp với dự báo.

Trong đó, giá năng lượng tăng 1,2% so với tháng trước, còn giá thực phẩm giảm 0,2% trong tháng. Giá hàng hóa tăng 0,2%, trong khi giá dịch vụ tăng 0,3%.

Quảng cáo

Sau khi dữ liệu được công bố, hợp đồng tương lai gắn liền với các chỉ số chứng khoán lớn tăng trong khi lãi suất trái phiếu kho bạc giảm.

Báo cáo lạm phát mới nhất dự kiến sẽ không thay đổi lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed. Trước tình hình lạm phát gần đây, Ngân hàng Trung ương muốn thấy lạm phát tiến gần hơn đến mục tiêu 2%.

Chris Larkin, giám đốc điều hành giao dịch và đầu tư cho E-Trade của Morgan Stanley, cho biết: “Chỉ số PCE không cho thấy nhiều tiến triển trong việc chống lại lạm phát, nhưng cũng không gây thất vọng nhiều. Dựa trên phản ứng ban đầu về hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán, thị trường sẽ coi đây là dấu hiệu tích cực”.

Ông nói thêm: “Tuy nhiên, các nhà đầu tư sẽ phải kiên nhẫn. Fed từng hàm ý rằng sẽ mất thời gian để chắc chắn rằng lạm phát đang giảm trở lại mức mục tiêu 2%. Vì vậy, chưa có khả năng đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra trước tháng 9”.

Khi dữ liệu lạm phát trở nên nóng hơn dự kiến, các quan chức ngân hàng trung ương đã khuyến khích cách tiếp cận thận trọng. Điều đó có nghĩa là ít có khả năng họ sẽ sớm cắt giảm lãi suất.

Gần đây nhất, Chủ tịch Fed New York John Williams cho biết hôm thứ Năm rằng mặc dù ông tin tưởng lạm phát sẽ tiếp tục giảm nhưng vẫn quá cao.

Thị trường đã hạ kỳ vọng về việc giảm lãi suất trong năm nay. Nhiều ý kiến cho rằng khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 11 khi cuộc họp của Fed kết thúc hai ngày sau cuộc bầu cử tổng thống.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Số liệu kinh tế mới làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ giảm lãi suất

Tăng trưởng việc làm tháng Sáu của Mỹ tiếp tục chậm lại với tốc độ ổn định, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,1%, giúp tăng kỳ vọng Fed có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuối năm.

Lãi suất FED và bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ tác động như thế nào tới chứng khoán trong nửa cuối năm 2024 Chủ tịch FED Jerome Powell lên tiếng, trả lời câu hỏi về khả năng cắt giảm lãi suất tháng 9

Lãi suất ảnh hưởng đến thị trường bất động sản Mỹ

Theo số liệu của Hiệp hội Ngân hàng cho vay thế chấp (MBA), lãi suất thế chấp của Mỹ đã tăng trở lại lên mức trên 7% vào tuần trước, khiến số đơn đăng ký vay mua nhà giảm.

Những điểm đáng lo trên thị trường bất động sản Mỹ và rủi ro suy thoái kinh tế cận kề Lãi suất cao khiến người mua chùn tay, thị trường bất động sản Mỹ hạ nhiệt

Quan chức Nhật Bản không đưa ra cảnh báo về khả năng can thiệp thị trường

Nhật Bản đã thận trọng trước biến động mạnh của thị trường tiền tệ, khi đồng yen tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục mới trong 38 năm, nhưng không đưa ra cảnh báo rõ ràng về khả năng can thiệp.

Ảnh hưởng từ xu hướng giảm giá của đồng yen Nhật Bản Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cảnh báo về tình hình tài khóa "chưa từng có"

Sự sụt giảm "tàn khốc" của đồng yen

Theo báo Die Welt của Đức, Nhật Bản được coi là thị trường chứng khoán yêu thích trong năm 2024. Nhưng sau khởi đầu thuận lợi, việc đồng yen giảm giá mạnh có thể cản trở kế hoạch của các nhà đầu tư.

The Economist: Nhật Bản có thể vực dậy đồng yên khỏi đáy lịch sử? Đồng yen không ngừng trượt giá, Nhật Bản thay thế Thứ trưởng phụ trách ngoại hối

Pháp đặt cược hàng tỷ euro vào Thế vận hội Paris 2024

Các chuyên gia tài chính cho rằng thật khó để chắc chắn liệu hàng tỷ euro mà Pháp chi cho Thế vận hội Paris 2024 có mang lại lợi ích kinh tế như các nhà tổ chức đang hy vọng hay không.

So găng tăng trưởng GDP dự kiến giữa G7 và BRICS: Quy mô kinh tế của BRICS có thể vượt G7 trong 2 thập kỷ Kinh tế nông nghiệp trong GDP của khu vực đô thị còn rất thấp

Đề xuất mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới

Ngày 25/6, nhà kinh tế học người Pháp Gabriel Zucman - được Nhóm G20 ủy quyền đã công bố báo cáo cho thấy sự cấp thiết phải đưa ra mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới.

Bật mí 'bí mật' của người giàu Khan hiếm dự án bất động sản phục vụ giới siêu giàu Việt Nam Nga tăng thuế thu nhập đối với người giàu