Thép Trung Quốc bán tháo ra thị trường thế giới đẩy giá giảm sâu

Xuất khẩu thép của Trung Quốc đang tăng vọt khi các nhà sản xuất thép nước này bán tháo lượng sản phẩm dư thừa ra thị trường quốc tế, giữa lúc nhu cầu nội địa giảm sút.

vna-potal-trung-quoc-ban-hanh-quy-dinh-moi-doi-voi-nganh-thep-stand-20240724111903.jpg
Dây chuyền sản xuất thép ở một nhà máy tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

 

Xuất khẩu thép của Trung Quốc đang tăng vọt khi các nhà sản xuất thép nước này bán tháo lượng sản phẩm dư thừa ra thị trường quốc tế, giữa lúc nhu cầu nội địa giảm sút. Động thái này khiến một số nước cân nhắc tiến hành các cuộc điều tra chống bán phá giá.

Trung Quốc xuất khẩu 53 triệu tấn thép trong sáu tháng đầu năm nay, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Với đà này, tổng mức xuất khẩu trong cả năm nay có thể đạt mức cao kỷ lục 110 triệu tấn được ghi nhận vào năm 2015.

Lượng thép tồn kho của các nhà sản xuất Trung Quốc gần như không biến động cho đến khoảng năm 2020, nhưng hiện giờ đã tăng khoảng 4 triệu tấn. Các công ty thép đang chuyển sang xuất khẩu khi tồn kho tăng lên giữa lúc nhu cầu nội địa yếu.

Quảng cáo

Theo các công ty thép lớn, giá thép cuộn cán nóng trên thị trường Đông Nam Á đã giảm mạnh từ khoảng 700-900 USD/tấn, bao gồm cả phí vận chuyển, trong giai đoạn 2021-2022, xuống mức khoảng 510-520 USD/tấn do xuất khẩu từ Trung Quốc tăng lên.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago, giá thép cuộn cán nóng trong các hợp đồng có kỳ hạn giao gần cũng giảm mạnh từ trên 1.000 USD vào cuối năm ngoái xuống còn khoảng 660 USD.

Xu hướng giảm giá này đã gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các nhà sản xuất thép lớn của Nhật Bản. Nippon Steel cho biết, tình trạng giá giảm trên các thị trường nước ngoài, chủ yếu do sự đổ bộ của sản phẩm Trung Quốc, sẽ khiến lợi nhuận kinh doanh cho năm tài chính 2024 giảm 90 tỷ yen (573 triệu USD) so với năm tài chính 2023.

Khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc chỉ ở mức nhỏ so với tổng sản lượng hơn 1 tỷ tấn thép thô của nước này trong năm ngoái. Nhưng với tư cách là nhà sản xuất lớn nhất thế giới - chiếm hơn một nửa trong tổng sản lượng 1,89 tỷ tấn của thế giới năm 2023 - nếu nhu cầu nội địa giảm, công suất dư thừa của nước này có thể gây rối loạn thị trường toàn cầu.

Lợi nhuận của các nhà sản xuất thép Trung Quốc cũng đang giảm xuống. Vì thế, Sumitomo Corp. Global Research cho biết chính quyền Trung Quốc đã công bố chiến dịch toàn quốc nhằm hạn chế sản lượng thép thô. Tuy nhiên, một nguồn tin từ một nhà sản xuất thép lớn của Nhật Bản cho biết, "trên thực tế, việc cắt giảm sản lượng không tiến triển", điển hình là sản lượng thép thô đã tăng 2,7% trong tháng Năm.

Điều đặc biệt đáng lo ngại đối với các công ty thép ở các nước phát triển là sự gia tăng trong sản phẩm tấm thép chất lượng cao xuất khẩu của Trung Quốc. Xuất khẩu thép thanh dùng cho xây dựng của các nước này đạt hơn 30 triệu tấn vào năm 2015, nhưng đã giảm xuống dưới 6 triệu tấn vào năm 2023. Ngược lại, xuất khẩu tấm thép cán nóng của Trung Quốc, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, đã tăng hơn 40% lên hơn 20 triệu tấn trong năm 2023 và đạt gần 12 triệu tấn chỉ trong 5 tháng đầu năm nay.

Hoạt động xuất khẩu gián tiếp của Trung Quốc thông qua một nước thứ ba hoặc được xử lý để tránh các biện pháp chống bán phá giá đang gây lo ngại ở nhiều nước. Số lượng các cuộc điều tra chống bán phá giá trên toàn thế giới đã tăng từ 5 vụ trong năm ngoái - trong đó có 3 vụ liên quan đến sản phẩm Trung Quốc - lên 14 vụ trong năm nay tính đến đầu tháng Bảy, với 10 vụ liên quan đến Trung Quốc.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu châu Á giảm nhẹ khi nhà đầu tư chốt lời

Nhà phân tích Tony Sycamore cho biết sau đợt tăng giá 6% vào tuần trước và với việc giá dầu thô đang giao dịch gần mức đỉnh gần đây, thị trường đang chứng kiến một số hoạt động chốt lời nhẹ.

Giá dầu thế giới giằng co trước dự đoán Fed hạ lãi suất Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024

Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024

Giá dầu tăng nhẹ phiên chiều 13/12, hướng đến mức tăng hàng tuần đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024 khi các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Iran và Nga khiến thị trường càng thêm lo ngại về nguồn cung.

Giá dầu thế giới tăng hơn 1% do bất ổn địa chính trị gia tăng Giá dầu tăng do kỳ vọng nhu cầu cải thiện tại Trung Quốc