Tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp, thị trường vẫn còn dang dở mục tiêu gỡ điểm

Với tâm lý đầy hoài nghi cộng thêm việc kỳ đáo hạn phái sinh tháng 8 cận kề, thị trường giao dịch kém tích cực trong phần lớn thời gian giao dịch. Dù vậy, các mã VCB, NAB lại tạo ra cú đảo chiều cuối phiên để giúp sắc xanh ở lại thị trường phiên thứ 3 liên tiếp.

Tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp, thị trường vẫn còn dang dở mục tiêu gỡ điểm

Định vị thị trường

Chứng khoán Nhật Bản từ sau phiên tạo ra bất ổn vào thứ Hai tuần trước đã hồi phục liên tục và hướng đến mục tiêu lấy lại đường xu hướng tăng dài hạn. Chỉ số NIKKEI 225 (+3,45%) tăng tiếp kéo theo các chỉ số TWSE (+0,11%), KOSPI (+0,12%), HSI (+0,3%), STI (+0,72%) cũng đóng cửa trong sắc xanh.

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đóng cửa trong sắc xanh nhưng thực tế chỉ đảo chiều trong phiên ATC nhờ những nỗ lực của các cổ phiếu Ngân hàng như VCB, NAB, HDB.

Chất xúc tác

Sau các biến động bất ổn, nhà đầu tư còn thêm sự cảnh giác với trạng thái thị trường trước kỳ đáo hạn phái sinh tháng 8. Vào phiên 15/8 tới, HĐTL VN30F2408 sẽ chốt giá đáo hạn theo chỉ số VN30.

Thanh khoản của thị trường chứng khoán tiếp tục thể hiện sự yếu ớt với phiên thứ 6 liên tiếp, khớp lệnh toàn HOSE ở dưới mức bình quân 20 phiên. So với phiên hôm qua, khớp lệnh còn giảm nhẹ khoảng 1,2% xuống 488 triệu đơn vị.

Tăng điểm phiên thư 3 liên tiếp, thị trường vẫn còn dang dở mục tiêu gỡ điểm
Khối ngoại đã thể hiện rõ lực cầu giải ngân mạnh mẽ hơn tập trung vào HDB, VNM, FPT, CTG.
Quảng cáo

Tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài có tăng nhẹ lên 13,31% so với các phiên trước. Tuy nhiên, giá trị mua ròng trên HOSE của khối ngoại đã có sự cải thiện đáng kể, đạt trên 320 tỷ đồng. Các mã HDB (+378 tỷ đồng), VNM (+151 tỷ đồng), FPT (+77 tỷ đồng), CTG (+52,3 tỷ đồng) đã đóng góp nhiều nhất vào cán cân giao dịch của khối ngoại trong khi HPG (-233 tỷ đồng), TCB (-75 tỷ đồng) bị bán ra nhiều nhất.

Vận động thị trường

Mặc dù có những chuyển động hậu thuẫn tích cực từ khu vực, thị trường Việt Nam vẫn thể hiện trạng thái tâm lý yếu ớt. Rung lắc của chỉ số không dễ để khắc phục nếu như không có những nỗ lực kéo lên của các cổ phiếu lớn trong phiên ATC.

Phần lớn thời gian giao dịch, chỉ số giao dịch dưới tham chiếu và đã có lúc VN-Index mất khoảng 7 điểm. Tuy nhiên, VCB (+1,9%), VJC (+1,7%), HDB (+1,6%), VNM (+1,1%) đã phải hỗ trợ cho chỉ số đảo chiều cuối phiên trong đó VCB có sự quyết liệt nhất với những lệnh lớn đổ về trong phiên ATC đến từ khối ngoại.

So với các mã khác được khối ngoại mua mạnh, quy mô của VCB không thực sự ấn tượng nhưng vẫn tạo ra được sức ảnh hưởng khá lớn lên nhiều cổ phiếu Ngân hàng khác. Cổ phiếu HDB (+1,9%) đóng cửa trong sắc xanh còn CTG cũng kịp thời đảo chiều. Ngoài ra, cũng không thể loại ra trường hợp NAB (+6,93%) tăng trần và tiếp tục lập kỷ lục giá mới.

Chỉ số VN-Index mặc dù dành phần lớn thời gian giao dịch trong sắc đỏ nhưng tới cuối phiên vẫn tăng 0,14 điểm lên 1.230,42 điểm (+0,01%). Tổng giá trị giao dịch của toàn sàn đạt 13.081 tỷ đồng, tương đương 539,11 triệu đơn vị.

Thị trường trở nên phân hóa hơn thay vì trạng thái hồi phục đồng đều. Các mã CSV (+6,92%), PDR (+3,71%), TCH (+3,43%), NTL (+4,16%), TDC (+4,61%), NHA (+4,5%), TV2 (+5,45%) nổi trội hơn so với số đông các cổ phiếu còn lại. Hầu hết các mã chủ yếu chỉ giao dịch lình xình như HSG (-1,67%), VCI (-0,22%), DIG (+0,45%), DGC (+0,37%), DCM (-0,82%), KBC (-0,79%), HAH (-0,61%)…

Kể cả 2 nhóm ngành có sự hồi phục sớm nhất ở tuần trước là Chứng khoán và Đầu tư công cũng chưa có thêm sự đột phá đáng kể nào như HCM (+0,4%), VCI (-0,2%), BSI (-1,2%), VCG (-0,5%), HHV (-0,4%), FCN (-1,2%). Trường hợp ngoại lệ là MBS (+2,3%) trên HNX đi ngược lại tâm lý chung bởi phiên hôm nay cổ phiếu đã được điều chỉnh giá để chốt quyền phát hành thêm cổ phiếu mới theo tỷ lệ 4:1.

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index đều đóng cửa trong sắc đỏ, lần lượt giảm 0,25% và 0,23%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.800 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ?

Mức thuế 46% đối với Việt Nam hay 34% với Trung Quốc giống như một mức trần để các quốc gia bắt đầu đàm phán với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump về các chính sách mà sau đó các mức thuế trần này có thể giảm xuống, chuyên gia SSI cho biết.

Chứng khoán châu Á phục hồi nhẹ dù vẫn còn nỗi lo thuế quan Chứng khoán tương lai Mỹ đồng loạt lao dốc, Dow Jones futures giảm hơn 1.000 điểm

Thị trường có phiên tăng điểm không trọn vẹn

Ngân hàng đã khiến thị trường "mừng hụt" sau khi bất ngờ quay đầu về cuối phiên. Thành quả tăng điểm của chỉ số VN-Index gần như đã bị triệt tiêu hết.

Chủ tịch FPTS: Khó đạt kế hoạch 2025 do cạnh tranh khốc liệt Nóng: Hệ thống công nghệ mới dự kiến vận hành từ 5/5, HoSE điều chỉnh ngày hiệu lực của loạt chỉ số quan trọng

Chủ tịch FPTS: Khó đạt kế hoạch 2025 do cạnh tranh khốc liệt

Ngày 1/4, Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 với kế hoạch kinh doanh thận trọng. Tuy nhiên, lãnh đạo FPTS cho rằng việc hoàn thành mục tiêu trong năm là không dễ do sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành.

Sau đợt phát hành ESOP mới, Chủ tịch FPTS đăng ký bán ra cổ phiếu Cho vay kỷ lục, FPTS chưa có kế hoạch huy động vốn trong năm 2025

Chứng khoán châu Á phục hồi nhẹ dù vẫn còn nỗi lo thuế quan

Chứng khoán châu Á chiều 1/4 phục hồi phần nào những tổn thất nặng nề gần đây, nhưng tâm lý thị trường vẫn ảm đạm khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị công bố các biện pháp thuế quan sâu rộng mới.

Chứng khoán châu Á lao dốc khi cổ phiếu ô tô tiếp tục chịu áp lực từ thuế quan Chứng khoán châu Á chao đảo trước thềm Mỹ áp đặt thuế quan mới

Ngân hàng tạo sức bật cho thị trường, sóng khoáng sản được tái kích hoạt

Thị trường vẫn phải nhờ đến nỗ lực của Ngân hàng và nhóm Vingroup để có được phiên tăng hơn 10 điểm. Trong khi đó, nhóm Khoáng sản sau giai đoạn bị chốt lời sâu đã bất ngờ tăng mạnh.

Chứng khoán HSC rót 2.000 tỷ đồng mua trái phiếu kỳ hạn 8 năm của một ngân hàng lớn Chứng khoán KAFI tăng vốn gấp 5 lần chỉ trong 4 năm