Tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu

Lo ngại về nguy cơ “đảo chiều chính sách tiền tệ trong nước” đã được gỡ bỏ và điều này sẽ giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư và dòng tiền trên thị trường chứng khoán trong những tuần giao dịch cuối năm

Tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu

Thị trường kết tuần qua quay đầu điều chỉnh kéo chỉ số VN-Index giảm 24,34 điểm, tương đương mức giảm của phiên tăng mạnh nhất trong tuần vào thứ tư. Hai phiên đầu tuần chứng kiến tâm lý tích cực của nhà đầu tư, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu ngành thép khi giá thép cuộn cán nóng HRC cho thấy xu hướng hồi phục 50% từ vùng đáy hồi tháng 9, qua đó leo lên đỉnh 6 tháng.

sdcnsl-9215.jpg

Phiên giao dịch ngày 15/11 đón nhận thông tin tích cực về lạm phát tại Mỹ, khi chỉ số CPI tháng 10 của Mỹ chỉ tăng 3,2% so với cùng kỳ, thấp hơn so với dự báo trước đó. Thông tin này kéo theo lợi suất trái phiếu chính phủ (TPCP) Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống dưới mức 4,5% đồng thời giúp chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 tăng vọt 1,2%.

VN-Index cũng không phải ngoại lệ khi chứng kiến mức tăng 14,8 điểm ngay từ lúc mở cửa và kết phiên đạt mức tăng 1,2% với khối lượng giao dịch hơn 16.000 tỷ đồng. Thị trường giao dịch thận trọng hơn trong phiên ngày 16/11 với tin tức đáo hạn hợp đồng tương lai VN30F2311 cùng với việc khả năng chưa thông qua dự thảo Luật Đất đai tại Kỳ họp Quốc hội lần này.

Trong phiên cuối tuần, các chỉ số điều chỉnh mạnh do thông tin tiêu cực liên quan tới nhóm Vingroup và hoạt động chốt lời của nhà đầu tư. Kết thúc tuần giao dịch đầy biến động, chỉ số VN-Index chốt tại 1.101,2 điểm, tương đương mức giảm nhẹ 0,1% so với cuối tuần trước; chỉ số HNX-Index ghi nhận mức giảm 0,1% xuống 226,54 điểm và UPCoM-Index chỉ giảm 0,01% để đóng cửa tại 86,02 điểm.

Tuần qua, 3 cổ phiếu thuộc tập đoàn Vingroup ảnh hưởng mạnh nhất đến chỉ số chung với VHM (-7,9%), VIC (-6,1%), VRE (-4,8%) lấy đi 7 điểm của VN-Index. Ngược lại, các cổ phiếu vốn hóa lớn BID (+1,7%), MSN (+3,9%), MWG (+5,1%) và GVR (+2,3%) đã hỗ trợ, kìm lại đà giảm của thị trường.

nvksdvhksdl-4195.jpg
Quảng cáo

Tín hiệu tích cực của thị trường đến từ thanh khoản khi giá trị giao dịch bình quân phiên trên cả 3 sàn tiếp tục tăng nhẹ 4,6% so với tuần trước, đạt 21.243 tỷ đồng/phiên. Khối ngoại tiếp tục bán ròng khi VN-Index ở trên vùng giá 1.110 điểm. Nhà đầu tư ngoại tăng cường bán ròng trên HOSE với giá trị tuần này đạt 1.346 tỷ đồng (+11% so với tuần trước). Xu hướng mua ròng trên HNX và UPCoM đảo chiều trong tuần này sau khi khối ngoại ghi nhận giá trị bán ròng lần lượt 118 tỷ và 86 tỷ đồng.

Nhận định về thị trường tuần này, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận vĩ mô và Chiến lược thị trường, Khối Phân tích, CTCK VNDIRECT cho rằng, xu hướng phục hồi của các chỉ số chứng khoán chưa bị vi phạm sau phiên giảm điểm mạnh cuối tuần qua. Bên cạnh đó, vĩ mô đang cho thấy xu hướng cải thiện khá tích cực.

Cụ thể, áp lực tỷ giá trong nước đã hạ nhiệt đáng kể trong bối cảnh thị trường tin rằng FED sẽ ngừng tăng lãi suất điều hành. Tỷ giá hạ nhiệt đã cho phép chính sách tiền tệ “dễ thở hơn”.

Trong 6 phiên đấu thầu gần nhất, Ngân hàng Nhà nước đã dừng hẳn việc phát hành tín phiếu và bơm ròng trở lại thị trường nhờ lượng tín phiếu cũ đáo hạn. Tính từ đầu tháng 11, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng trở lại hơn 108.000 tỷ đồng và kéo lượng tín phiếu lưu hành giảm về còn gần 100.400 tỷ đồng.

“Động thái này đã giúp cho thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào hơn, kéo mặt bằng lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh trở lại. Do đó, lo ngại về nguy cơ “đảo chiều chính sách tiền tệ trong nước” đã được gỡ bỏ và điều này sẽ giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư và dòng tiền trên thị trường chứng khoán trong những tuần giao dịch cuối năm”, ông Đinh Quang Hinh cho biết.

Ngoài vấn đề tỷ giá và chính sách tiền tệ, nhiều chỉ báo cho thấy đà phục hồi tăng trưởng của Việt Nam đang có dấu hiệu cải thiện. Liên tiếp trong 2 tháng gần đây, xuất khẩu đã ghi nhận tăng trưởng dương trở lại với tốc độ tháng sau cao hơn tháng trước. Đồng thời, các chỉ báo khác liên quan tới công nghiệp, dòng vốn FDI cũng cho thấy xu hướng cải thiện tích cực.

Trong bối cảnh đó, vị chuyên gia kỳ vọng kết quả kinh doanh quý IV/2023 của các doanh nghiệp niêm yết sẽ phục hồi tích cực và là lực đẩy cho thị trường chứng khoán từ nay tới Tết âm lịch. Do vậy, nhà đầu tư có thể tận dụng những nhịp điều chỉnh trong xu thế đi lên của thị trường để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu, ưu tiên các nhóm ngành có triển vọng kết quả kinh doanh cải thiện tích cực trong quý IV như nhóm xuất khẩu (thép, đồ gỗ, nội thất,…), đầu tư công, bất động sản khu công nghiệp và chứng khoán…

nsdnfl-9135.jpg

Trên thị trường tài chính toàn cầu, CPI hạ nhiệt tiếp tục hỗ trợ cho lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ (kỳ hạn 10 năm giảm 0,2% trong tuần và 0,5% trong tháng về mức 4,39%) và DXY (về mức 104 điểm, giảm 1,5% trong tuần và 2,1% trong tháng) giảm qua đó giúp cho chứng khoán tăng điểm. Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng bình quân trên 2% ngay khi mùa công bố thông tin kết quả kinh doanh đang khép lại.

Đà tăng cũng lan rộng trên các thị trường chứng khoán châu Âu và châu Á. Chỉ số EU600 tăng 2,6% trong khi Nikkei 225 tăng 2,7%.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường giao dịch "cầm chừng", dòng tiền phải đi tìm kiếm cơ hội "ngách"

Những phiên giao dịch cận kề kỳ nghỉ Tết Ất tỵ chứng kiến thị trường phân hóa trong vận động. Trong khi chỉ số VN-Index chưa có nỗ lực nào để lấy lại xu hướng tăng dài hạn, dòng tiền đang phải đi tìm các cơ hội "ngách".

Thị trường giao dịch “lãnh đạm”, chưa lấy lại xu hướng tăng dài hạn Dự nợ lớn nhất ngành, Chứng khoán TCBS đã có 8 quý liên tiếp mở rộng

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trước động thái mới từ Tổng thống Trump

Thị trường chứng khoán châu Á ghi nhận diễn biến trái chiều trong phiên 22/1, sau khi những bình luận mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về thuế quan làm gia tăng sự bất định tại Trung Quốc.

Châu Á sẽ là điểm đến được ưa thích nhất của khách du lịch Mỹ năm 2025 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

Dự nợ lớn nhất ngành, Chứng khoán TCBS đã có 8 quý liên tiếp mở rộng

Quy mô cho vay trên 1 tỷ USD của CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) vẫn được mở rộng thêm trong quý cuối cùng của năm 2024 bất chấp sự ảm đạm của thị trường chứng khoán.

Chứng khoán TCBS muốn triển khai phát hành riêng lẻ gần 1.400 tỷ đồng MBS, TCBS, KIS mở rộng mạnh thị phần môi giới quý IV/2024 trên HOSE

Chứng khoán châu Á tăng giảm đan xen trước tín hiệu về thuế quan từ Mỹ

Các thị trường châu Á chứng kiến những biến động lớn trong phiên 21/1, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo khả năng áp đặt thuế quan cứng rắn đối với Canada và Mexico ngay trong tháng tới.

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall Dư nợ cho vay của Chứng khoán KB thu hẹp hơn 15% so với quý trước

Thị trường chứng khoán đã tạo đáy hay chưa?

Nếu thấy rằng thanh khoản có thể thấp ở cuối kênh dao động của VN-Index và không có thông tin mang tính chất tiêu cực, đáng lo ngại thì về mặt logic, nhà đầu tư có thể giải ngân một phần ở vùng giá chạm đáy kênh dưới, ông Đào Hồng Dương, Giám đốc phân tíc

Thị trường hồi phục phiên thứ 4 liên tiếp, xu hướng tăng dài hạn đã rất gần VPBankS báo lợi nhuận quý IV/2024 tăng gần 60%, dư nợ margin lập kỷ lục

Thu hẹp dư nợ cuối năm 2024, Chứng khoán Mirae Asset gặp thách thức về dư địa phát triển

Dư nợ cho vay của CTCP Chứng khoán Mirae Asset Vietnam (MAS) đã giảm nhẹ sau 3 quý mở rộng liên tiếp. Tuy nhiên, so với quy mô vốn chủ sở hữu, MAS vẫn đang ở ngưỡng giới hạn cho vay trong 2 quý gần đây.

Chứng khoán Mirae Asset mở hạn mức tín dụng 100 triệu USD tại Mizuho Bank Chứng khoán Vietcap sẽ mời đại diện FTSE tham dự hội thảo tổ chức vào tháng 2/2025

Quy mô dư nợ của Chứng khoán SSI cao thứ 2 trong lịch sử hoạt động

Dư nợ cho vay của CTCP Chứng khoán SSI đã bật lên mạnh mẽ sau một quý đi lùi. Quy mô cho vay không chỉ vượt mục tiêu đề ra mà còn vươn lên mức cao thứ 2 trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.

SSI và bài toán của “người khổng lồ” chứng khoán Việt Nam Từ chứng khoán đến nông nghiệp: Đế chế kinh doanh của ông chủ SSI