Tâm điểm chứng khoán: Tin tốt trong nước có đủ sức chống đỡ?

Hầu hết các chuyên gia cho rằng, dù trong nước xuất hiện nhiều thông tin tích cực hỗ trợ thị trường chứng khoán nhưng tâm lý nhà đầu tư hiện nay vẫn dè dặt, thận trọng chờ các tín hiệu từ thị trường thế giới.

(Ảnh minh hoạ)
(Ảnh minh hoạ)

Nhiều thông tin tích cực trong nước được đưa ra, từ Nghị định 08 liên quan trái phiếu, Nghị quyết 33 về thị trường bất động sản, hay mới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạ lãi suất điều hành… Tuy nhiên, cùng lúc loạt thông tin từ thế giới với sự vụ SBV, Credit Suisse khiến nhà đầu tư lo lắng.

Theo đó, thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua biến động với các phiên tăng - giảm với biên độ mạnh.

Tuần này, trung tâm là cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cùng với loạt thông tin “giải cứu” từ UBS, First Citizens… liệu có giúp trấn an tâm lý nhà đầu tư? Chúng tôi ghi nhận ý kiến một số chuyên gia:

Có nhóm nhà đầu tư cá nhân lớn đang gom mua nhiều cổ phiếu

Ông Đặng Trần Phục, Chủ tịch AzFin

Trong tuần mới, khả năng cao thị trường vẫn có nhiều bất định, thể hiện tâm lý nhà đầu tư vẫn chưa ổn định, nguyên nhân đến từ 2 luồng lo ngại và kỳ vọng. Họ lo ngại nền kinh tế thế giới có thể tiếp tục diễn ra các vụ phá sản, doanh nghiệp yếu có thể bị phá sản hoặc bị mua lại. Về lạc quan, Fed có khả năng cao hạn chế tăng lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.

Theo đó mua bán giằng co chứ không có xu hướng rõ ràng, thị trường sideway trong biên độ tương đối hẹp, khó biến động mạnh.

Trong nước có những chuyển biến tích cực về chính sách lẫn thực tiễn. Từ đầu năm đã có 3 đợt phát hành trái phiếu lớn của doanh nghiệp bất động sản, tổng giá trị khoảng 11.800 tỷ. Quá trình M&A đang diễn ra mạnh giữa các doanh nghiệp… Tuy nhiên hiện nhà đầu tư lo sợ các rủi ro từ thế giới là chính.

Nhìn lại, xu hướng M&A diễn ra mạnh mỗi khi kinh tế khó khăn, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Thực tế trên thị trường xu hướng M&A đang diễn ra mạnh mẽ, theo dạng mua các dự án không phải theo hướng mua cổ phiếu, công ty trên sàn. Dự án tốt là cơ hội cho người có nhiều tiền. Hiện là giai đoạn sôi động M&A, thường là giai đoạn cuối cùng của sự khó khăn. Tôi cho rằng đáy khó khăn với bất động sản nằm ở quý 2/2023.

Dữ liệu của AzFin cho thấy, có nhóm nhà đầu tư cá nhân lớn đã và đang mua vào nhiều cổ phiếu. Giai đoạn cuối tháng 2 đầu tháng 3, khi nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) bán ròng nghìn tỷ, nhóm nhà đầu tư này lại mua vào, không dùng margin. Hiện thị trường phân hóa như vậy, nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ dè dặt chờ tín hiệu, nhà đầu tư cá nhân lớn coi đây là cơ hội để gom cổ phiếu với giá hấp dẫn.

Về việc giảm lãi suất, mang tính kỹ thuật nhiều hơn là nới lỏng. Việc giảm lãi suất của NHNN cũng nhằm mở đường cho việc dự phòng nếu có ngân hàng trong nước gặp khó khăn. Khi đó NHNN sẵn sàng nhận cầm cố các chứng khoán của ngân hàng để cho vay lại tiền nhằm giải quyết thanh khoản, dự phòng trường hợp như SBV hơn là bơm tiền ra.

Hiện nay NHNN đã hỗ trợ nhiều cho hệ thống, liên tục thanh tra giám sát yêu cầu các tổ chức tín dụng cần giảm lãi suất hơn nữa. Tuy nhiên để tác động vào thực tế thì cần dựa vào cung cầu trên thị trường. Hiện lãi suất đã giảm 1-3% so với đỉnh 2022.

Thực tế, những doanh nghiệp tốt được chào mời vay với lãi suất thấp, thậm chí chỉ 5-6%, nhưng ngược lại doanh nghiệp đang khát vốn, tài sản không được tốt thì không thể vay được. Nguyên nhân do ngân hàng sợ nợ xấu, họ có thể chấp nhận biên lợi nhuận mỏng thậm chí không lãi. Đây có thể coi là cơ hội cho doanh nghiệp có tài chính tốt đi vay để mở rộng hoạt động, thâu tóm dự án.

Khối ngoại vẫn đóng vai trò hỗ trợ thị trường

Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Tuần này là tuần đầu tiên sau khi các quỹ ETF hoàn thành đợt review quý 1. Thị trường sẽ trở lại trạng thái giao dịch bình thường, hiện chỉ còn Fubon vẫn đang giải ngân, khối ngoại vẫn đóng vai trò hỗ trợ thị trường.

Dòng tiền trong nước khá yếu, kỳ vọng nhà đầu tư thấp, liên quan nền kinh tế trong nước phản ánh nhiều khó khăn, khó khăn về dòng tiền, nhiều đơn hàng xuất khẩu thu hẹp. Nhiều doanh nghiệp do tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn không thể hoạt động bình thường như bất động sản, ảnh hưởng tới nhiều ngành khác như xây dựng, vật liệu. Có thể nhà đầu tư nhìn nhận kết quả kinh doanh quý 1 không khả quan.

Khó khăn chung nền kinh tế trong nước và các sự việc phá sản một số ngân hàng tại Mỹ cũng làm nhà đầu tư thận trọng hơn.

Quảng cáo

Khả năng Fed tăng lãi suất 0,25% là cao. Dù vậy trên thế giới, sau tất cả phát sinh khủng hoảng ngân hàng, thế giới đang kỳ vọng đợt tăng lãi suất tới là lần cuối cùng trong năm nay, sẽ hỗ mạnh thanh khoản cho thị trường.

Tuần rồi, khi các ngân hàng gặp khủng hoảng, dẫn tới lo ngại hiện tượng bank run, Fed đã quay trở lại bơm tiền khoảng 300 tỷ USD, rõ ràng Mỹ đang đối mặt với vấn đề rút tiền gửi. Do tình hình phức tạp nên Fed không quá mạnh tay vì sẽ làm cho cuộc khủng hoảng kéo dài và rủi ro hơn.

Ngắn hạn tin tốt ra đã phản ánh thị trường, có những phiên hồi phục, nhưng câu chuyện thị trường lại đâu vào đấy với thanh khoản thấp, do chưa giải quyết được các khó khăn nội tại liên quan tới trái phiếu, bất động sản, dòng tiền vẫn khó. Trung, dài hạn có nhiều vấn đề rủi ro chưa phản ánh hết của nền kinh tế, nên tạo tâm lý thận trọng của đa số nhà đầu tư.

Dòng tiền trong nước khá phức tạp

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư Maybank Investment Bank

Tuần mới, tôi cho rằng thị trường vẫn nằm trong biên độ hơn 1 tháng qua, ngưỡng hỗ trợ mạnh ở 1.020-1.030 điểm và ngưỡng kháng cự mạnh 1.080-1.100 điểm. Thời gian qua, VN-Index vẫn chưa vượt được vùng kháng cự mạnh này, dù có nhiều thông tin tích cực hỗ trợ như hạ lãi suất cùng với việc những người gửi tiền ở ngân hàng Mỹ vẫn được bảo đảm, hay dự báo Fed giảm mức độ tăng lãi suất.

Trong tháng 3 thị trường chưa có gì thay đổi. Hiện dù chứng khoán có những thông tin từ thế giới lẫn trong nước có hướng tiêu cực nhưng vẫn có những điểm tốt. Có điều cần lưu ý, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ trên thế giới vẫn chưa thể giảm bớt trong ngắn hạn, điều này tạo áp lực tới thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng.

Sau vụ khủng hoảng ngân hàng, dòng tiền có xu hướng đổ qua những kênh trú ẩn. Chúng ta thấy giá vàng đã tăng mạnh với mức tăng mạnh nhất 1 năm, giá dầu xuống thấp nhất 1 năm, bitcoin tăng kỷ lục 1 năm, đây không phải là kênh đầu tư an toàn nhưng sau vụ sụp đổ nhà đầu tư e ngại kênh gửi tiền cũng khó an toàn. Những dòng tiền trên thế giới có xu hướng đa dạng hóa kênh trú ẩn, điều này ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán thế giới lẫn trong nước.

Với các yếu tố như trên, thị trường chứng khoán khó bứt khỏi vùng kháng cự như nêu ở trên. Hiện nay dòng tiền trong nước khá phức tạp. Có khi nhà đầu tư cá nhân bán ròng và NĐTNN mua ròng và ngược lại, không có sự đồng thuận tạo nên xu hướng giằng co.

Trung hạn vẫn ổn nhưng ngắn hạn thị trường khó lên. Và nếu thị trường có tăng sẽ lên mức độ vừa phải. Dù trong nước có nhiều tin tích cực nhưng áp lực từ thế giới ảnh hưởng tới trong nước. Lãi suất thế giới có thể chưa đạt đỉnh nhưng lãi suất trong nước đã đạt đỉnh, đây là thông tin tốt.

Nhưng cần lưu ý, việc điều chỉnh lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế, không phải để đổ vào thị trường đầu cơ. Lãi suất trong nước dễ thở nhưng tình hình chung thế giới vẫn là thắt chặt, tạo áp lực lên sản xuất kinh doanh, tăng trưởng của thế giới, kinh tế thế giới vẫn khó hồi phục. Thế giới khó khăn trong nước cũng khó tránh khỏi ảnh hưởng.

Tôi cho rằng khoảng nửa cuối năm nay tình hình mới có thể ổn hơn. Thị trường sẽ hồi phục dần đều nhiều hơn là tăng mạnh. Nhà đầu tư nên có tầm nhìn trung hạn. Kỷ nguyên tiền rẻ đã qua, hiện là kỷ nguyên tiền đắt. Dù các chính sách tiền tệ trong nước dễ thở hơn thế giới, nhưng không có nghĩa tiền dồi dào. Chính sách hỗ trợ mang tính lâu dài, cần thời gian tương đối để thị trường thẩm thấu, không thể chạy vù vù ngay được.

Nhà đầu tư bớt lo ngại nhưng chưa sẵn sàng tham gia

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khách hàng cá nhân, CTCK Yuanta Việt Nam

Tuần qua, hầu như tâm lý nhà đầu tư không có nhiều chuyển biến mạnh, xoay quanh vẫn là lo ngại tác động từ thị trường chứng khoán thế giới sau sự vụ SBV, Credit Suisse. Nhưng sự lạc quan một phần quay trở lại khi chính phủ sẵn sàng cứu thanh khoản, dấu hiệu khủng hoảng như 2008 là chưa xảy ra.

Nhưng lo lắng từ câu chuyện này vẫn còn, theo đó thanh khoản thị trường vẫn thấp. Nhà đầu tư bớt lo ngại, không bán tháo nhưng sẵn sàng tham gia thì chưa.

Gần đây, tin tốt trong nước có nhưng không đúng thời điểm khi cùng lúc thế giới xuất hiện nhiều thông tin đáng lo ngại. Câu chuyện đổ vỡ có thể không dừng lại ở SBV, Credit Suisse, Fed vẫn có thể tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay. Thế giới vẫn là yếu tố tác động chính tới thị trường trong nước.

Tích cực nhất gần đây là NHNN hạ lãi suất điều hành, lãi suất cơ bản không hạ nhưng hầu như lãi suất khác đều giảm nhưng chưa đủ mạnh. Có hai vấn đề, một là Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất, vậy liệu NHNN nới lỏng tiền tệ là thời điểm thích hợp chưa. Hai, tâm lý nhà đầu tư vẫn đang lo ngại câu chuyện trái phiếu của doanh nghiệp quý 2 và 3 với áp lực đáo hạn nhiều. Câu chuyện này chưa giải quyết được thì chưa thể kéo được dòng tiền. Vấn đề giảm lãi suất chỉ mang tính ngắn hạn, chưa là câu chuyện căn cơ giúp tâm lý nhà đầu tư ổn định.

Tuần mới, tôi cho rằng thị trường sideway từ 1.040-1.060 điểm. Yếu tố tích cực khi tâm lý bán tháo không xảy ra, hai là dòng tiền có dấu hiệu trở lại thị trường trái phiếu, ở đây là thế giới. Sau sự vụ đổ vỡ ngân hàng, nhà đầu tư kỳ vọng Fed tạm dừng tăng lãi suất, tìm kiếm kênh tài sản an toàn, trong đó có trái phiếu.

Nhìn lại 2008, những thời điểm đáy giai đoạn khủng hoảng, dòng tiền tìm tới trái phiếu, trước khi chứng khoán tạo đáy đi lên. Hiện nay dòng tiền bắt đầu quay lại trái phiếu, trái phiếu và cổ phiếu có độ lệch thời gian, có thể thời gian ngắn tới dòng tiền quay lại với cổ phiếu.

Tuần này, Fed có cuộc họp ngày 22/3, nhiều khả năng tăng lãi suất thêm 0,25%, nhưng quan trọng là quan điểm phát biểu của tổ chức này tại cuộc họp. Nếu Fed hạ giọng thì tích cực hơn, còn nếu vẫn là chính sách diều hâu thì câu chuyện thị trường chứng khoán vẫn là lo ngại cú đổ vỡ hệ thống có thể xảy ra. Tôi cho rằng đây là tuần biến động khá nhiều.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

10 sự kiện chứng khoán năm 2024

Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán (sửa đổi), ban hành Thông tư 68/2024/TT-BTC, làn sóng tăng vốn của công ty chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phục hồi tích cực, số doanh nghiệp lên sàn thấp kỷ lục... là những sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2024.

Chứng khoán VPS muốn đổi trụ sở và phát hành 7.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi

Công ty Chứng khoán VPS đã công bố tổ chức ĐHĐCĐ bất thường ngay đầu tháng 1/2025. Các nội dung quan trọng tại đại hội là phát hành trái phiếu chuyển đổi và thay đổi trụ sở trong năm 2025.

VPS không giữ được mốc thị phần môi giới HOSE trên 20% trong quý II/2024 Chứng khoán KAFI hoàn tất tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng, dấu ấn rõ nét hơn của UNIBEN

LPBS kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững

Vào ngày 26/12, Công ty Cổ phần Chứng khoán LPBank (LPBS) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường. Tại Đại hội, nhiều nội dung quan trọng đã được thông qua, trong đó có việc bổ sung hai thành viên HĐQT.

LPBank dự kiến chi 200 tỷ để mua cổ phần LPBS LPBank bất ngờ muốn chuyển trụ sở chính LPBank được chấp thuận tăng vốn lên gần 30.000 tỷ đồng

STB phá đỉnh thời đại, thị trường có thêm MBB, VIB "giữ lửa"

Cổ phiếu STB đã phá kỷ lục giá đóng cửa ở phiên hôm qua và còn tiếp tục phá tiếp kỷ lục thời đại trong hôm nay. Các mã VIB (+2,9%), MBB (+1,8%) cũng có sự khẩn trương để giúp Ngân hàng "giữ lửa" cho thị trường.

CTG và STB lập kỷ lục giá, thị trường lấy lại mốc 1.270 điểm MB chuẩn bị chia cổ tức 15%, nâng vốn lên 61.022 tỷ đồng

Chứng khoán ORS chuyển đợt tăng vốn điều lệ lên gần 5.400 tỷ đồng sang năm 2025

CTCP Chứng khoán Tiên Phong (ORS) đã công bố sẽ triển khai phương án tăng vốn thêm 2.000 tỷ đồng trong giai đoạn quý I-quý III/2025. Đây là một trong những nội dung đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua đầu năm.

Nhà đầu tư vừa góp vốn vào ORS trong quý I/2024 sẽ sớm được nhận cổ tức 12% bằng cổ phiếu Cổ phiếu TPB: 7 năm niêm yết, 5 năm tăng trưởng dương

Cuộc đua phá kỷ lục của các cổ phiếu Ngân hàng vẫn còn nóng

Trong những ngày cuối năm 2024, nhóm cổ phiếu Ngân hàng vẫn đang ghi dấu ấn với nhiều mã lập kỷ lục giá đóng cửa. Ngoài 2 trường hợp đáng chú ý của CTG và STB, HDB và LPB cũng tiếp tục lầm lũi tăng giá.

Gần 60% cổ phiếu Ngân hàng đã chiến thắng thị trường sau 10 tháng năm 2024 Gỡ dần nút thắt, STB "ngược gió" thị trường

CTG và STB lập kỷ lục giá, thị trường lấy lại mốc 1.270 điểm

Thay vì chỉ xuất hiện điểm nổ ở nhóm cổ phiếu "ngách", dòng tiền đã khẩn trương bổ sung vào nhóm Bluechips. Nổi bật nhất thị trường là CTG và STB đã lập kỷ lục giá đóng cửa mới.

Gần 60% cổ phiếu Ngân hàng đã chiến thắng thị trường sau 10 tháng năm 2024 Gỡ dần nút thắt, STB "ngược gió" thị trường