Sau bùng phát COVID-19: Kinh tế Trung Quốc phục hồi chưa đạt kỳ vọng

Lợi nhuận doanh nghiệp công nghiệp trong tháng 4/2023 tăng 5,6%, đánh dấu cho sự tăng tốc so với tháng liền trước nhưng mới chỉ đạt một nửa tốc độ tăng trưởng theo dự báo của các chuyên gia kinh tế.

Quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc sau khi các biện pháp kiểm soát COVID-19 được gỡ bỏ cho đến nay chưa thực sự tăng tốc, nó khiến cho nhiều chuyên gia kinh tế dự báo rằng sẽ cần thêm các biện pháp kích thích tài khóa hoặc nới lỏng tiền tệ để có thể hỗ trợ cho nền kinh tế, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Số liệu dịch vụ và tiêu dùng tại Trung Quốc tháng 4/2023 tăng trưởng tốt, đúng với kỳ vọng trước đó rằng người tiêu dùng sẽ dẫn dắt quá trình phục hồi của nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phục hồi trong lĩnh vực dịch vụ hiện chưa mang đến nhu cầu hàng hóa tăng cao, một phần bởi lạm phát vẫn ở ngưỡng cao.

Lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4/2023 giảm 20,6% so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực sản xuất đồng thời suy giảm lần đầu tiên trong 3 tháng, theo chỉ số Caixin China khảo sát các lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc.

Lợi nhuận doanh nghiệp công nghiệp trong tháng 4/2023 tăng 5,6%, đánh dấu cho sự tăng tốc so với tháng liền trước nhưng mới chỉ đạt một nửa tốc độ tăng trưởng theo dự báo của các chuyên gia kinh tế.

Thị trường việc làm Trung Quốc hiện vẫn đương đầu với nhiều khó khăn. Số liệu từ Cơ quan Thống kê Trung Quốc cho thấy ước tính khoảng 6 triệu trong tổng số 96 triệu thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 24 tại khu vực đô thị hiện đang thất nghiệp. Từ số liệu này, Goldman Sachs ước tính so với trước đại dịch COVID-19 đã có thêm 3 triệu người lao động tại khu vực đô thị thất nghiệp.

Quảng cáo

Trong nghiên cứu công bố vào ngày thứ Hai, tổ chức Capital Economics ước tính rằng dù mất đà nhưng ở thời điểm đầu quý 2/2023, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng tốt, tiềm năng phát triển của ngành dịch vụ vẫn còn lớn.

“Trên thực tế, theo những số liệu của khoảng thời gian nghỉ lễ mới được công bố, tiêu dùng vào đi du lịch và dịch vụ vẫn tăng trưởng. Tuy nhiên khi mà tình hình bên ngoài vẫn tiềm ẩn quá nhiều thách thức với xuất khẩu, những khó khăn trên thị trường nhà đất vẫn còn tồn tại, khả năng hỗ trợ chính sách mạnh tay không cao, tăng trưởng kinh tế trong khoảng thời gian còn lại nhiều khả năng”, chuyên gia kinh tế phụ trách Trung Quốc – bà Sheana Yue và ông Julian Evans-Pritchard phân tích.

Trưởng bộ phận ngân hàng và tài sản cá nhân tại ngân hàng HSBC, ông Georgios Leontaris, phân tích: “Cái mà chúng ta thấy là Trung Quốc sẽ phải áp dụng thêm biện pháp kích thích tài khóa, tuy nhiên nới lỏng nhắm đến mục tiêu cụ thể hơn. Thất nghiệp trong nhóm người thuộc độ tuổi rất trẻ hiện đang quá cao đến mức mà chính phủ sẽ buộc phải cố gắng giảm được thất nghiệp đồng thời đạt mục tiêu tăng trưởng trong tương lai”.

Tháng 3/2023, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) thông báo sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng với các ngân hàng lần đầu tiên trong năm nay nhằm hỗ trợ cho quá trình phục hồi kinh tế còn nhiều gập ghềnh.

Quốc Vụ viện Trung Quốc vào tháng 4/2023 công bố kế hoạch bao gồm 15 điểm nhằm giúp người trẻ Trung Quốc tìm kiếm việc làm, tuy nhiên các chuyên gia phân tích tin rằng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết trên thị trường lao động nước này.

Dù rằng số liệu kinh tế tháng 4/2023 thấp hơn kỳ vọng, chuyên gia kinh tế trưởng tại Goldman Sachs – ông Hui Shan nói rằng cho đến nay có rất ít dấu hiệu cho thấy sự nới lỏng chính sách vĩ mô sắp diễn ra, trong khi đó báo cáo chính sách tiền tệ quý của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phát đi thông điệp trung lập.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Chứng khoán Mỹ: Một tuần khởi sắc

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 16/5, góp phần vào đà tăng của cả tuần nhờ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt và hy vọng về khả năng có thêm các thoả thuận thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 14/5 do các nhà đầu tư khó duy trì đà tăng mạnh từ Phố Wall hôm trước bởi Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau đàm phán thương mại Mỹ - Trung Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Công ty khai thác Bitcoin của gia đình Tổng thống Mỹ D. Trump chuẩn bị “lên sàn”

Ngày 12/5, American Bitcoin - công ty khởi nghiệp khai thác Bitcoin của hai người con của Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York qua vụ sáp nhập.

Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm Giá bitcoin tăng vọt lên trên mốc 100.000 USD

Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Trong một tuyên bố chung, phía Mỹ cho biết sẽ giảm thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống còn 30%, trong khi thuế của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ sẽ được cắt giảm từ 125% xuống 10%.

Chứng khoán châu Á khởi sắc trước thềm đàm phán Mỹ-Trung Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm nhờ kỳ vọng đàm phán thương mại Mỹ - Trung