Phải đến phiên ATC, một số cổ phiếu trụ mới tăng lên mức cao nhất phiên

Nỗ lực của nhóm cổ phiếu lớn xuất hiện rõ rệt nhất trong giai đoạn phiên ATC giúp thị trường loại bỏ gần hết những áp lực rung lắc. Dù vậy, phiên hôm nay (30/7) vẫn là một phiên thử thách giới hạn chịu đựng của nhà đầu tư.

Phải đến phiên ATC, một số cổ phiếu trụ mới tăng lên mức cao nhất phiên

Định vị thị trường

Sau khi có những nhịp hồi phục, các thị trường cổ phiếu châu Á đều giao dịch chững lại. Các chỉ số NIKKEI 225 (+0,15%), TWSE (+0,27%), KOSPI (-0,99%) biến động trái chiều trong biên độ khá hẹp.

VN-Index trong khi đó cũng chưa thể tự xác định được xu hướng với những biến động còn gây nhiều tâm lý ức chế cho nhà đầu tư. Nhóm cổ phiếu lớn đã có lúc ép chỉ số giảm gần 10 điểm và tới cuối phiên lại xuất hiện các mã giải cứu thị trường.

Chất xúc tác

Dòng tiền có sự khởi sắc với khớp lệnh của HOSE tăng gần 30% lên 602 triệu đơn vị. Tuy nhiên, mức thanh khoản này vẫn còn thấp hơn mức bình quân 20 phiên gần nhất, qua đó thị trường vẫn trong chuỗi 4 phiên liên tiếp chưa vượt được ngưỡng này.

Nút thắt về thanh khoản cũng như vận động của thị trường sẽ chỉ được tháo gỡ sau khi thanh khoản tiếp tục gia tăng trong nhiều phiên giao dịch.

Một số cổ phiếu trụ có giá cao nhất chỉ trong phiên ATC
Khối ngoại bán ròng dàn trải nhiều cổ phiếu Midcap nhưng mua vào các mã Bluechips.

Trong khi đó, tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ ở mức trên 10% ở 2 chiều mua/bán. Đồng thời, khối này còn rút ròng thêm gần 280 tỷ đồng với các mã HVN (-40,55 tỷ đồng), HAH (-36 tỷ đồng), POW (-31 tỷ đồng), PDR (-29,14 tỷ đồng), DCM (-28 tỷ đồng), VPB (-26,81 tỷ đồng) bị bán ra dàn trải.

Quảng cáo

Tuy nhiên, một số cổ phiếu lớn như VNM (+125 tỷ đồng), MSN (+66,34 tỷ đồng), MWG (+29,45 tỷ đồng) lại được giải ngân khá tốt.

Vận động thị trường

Trong trạng thái thanh khoản yếu, thị trường lại phải phụ thuộc rất nhiều vào vận động của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Cho đến trước phiên ATC, nhóm này chủ yếu gây ra sức ép lên chỉ số, có thời điểm đã ép VN-Index giảm gần 10 điểm.

Một số cổ phiếu Bluechips như POW (-1,5%), PLX (-1,5%), VIB (-1,4%), VRE (-1,4%), VHM (-1,1%) vẫn đóng cửa giảm trên 1%, cho thấy bằng chứng còn sót lại của nhịp đạp xuống.

Tuy nhiên, đà giảm của chỉ số lại gần như được triệt tiêu trong phiên ATC nhờ các mã MBB (+1,7%), VIC (+1,4%), MWG (+1,6%) xuất hiện lực kéo lên. Giá đóng cửa của cả 3 cổ phiếu này đều là cao nhất phiên và chỉ được ghi nhận trong phiên ATC.

Qua đó, VN30 (+0,16%) đảo chiều trong sắc xanh còn VN-Index chỉ còn giảm 1,54 điểm xuống 1.245,06 điểm (-0,12%). Tổng giá trị giao dịch toàn HOSE đạt 13.739 tỷ đồng, tương đương 653,07 triệu đơn vị.

Diễn biến của các cổ phiếu còn lại trên thị trường trở nên phân hóa rời rạc khi thị trường vẫn chưa có sự định hướng rõ ràng. Các mã DBC, SMC, CMX đóng cửa giảm sàn còn HNG (-5,53%), LDG (-5,71%), VIX (-5,04%) giảm trên 5%.

Các mã PVP, APH, GSP, SAM lại tăng trần ở chiều ngược lại bên cạnh VTO (+3,33%), HVN (+2,01%), AAA (+2,56%), BFC (+2,31%) tăng được trên 2%.

Trên HNX và UPCoM, các mã VGI (+3,6%), NTP (+4%) là những trường hợp cá biệt khi sắc đỏ lấn lướt ở phần lớn các cổ phiếu. Chỉ số HNX-Index giảm 0,69% còn UPCoM-Index giảm 0,23%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chứng khoán Mỹ: Chuỗi giảm điểm dài nhất của Dow Jones kể từ tháng 2/1978

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 17/12, trong đó chỉ số Dow Jones ghi nhận phiên giảm thứ 9 liên tiếp, trong bối cảnh giới đầu tư thận trọng trước khi Fed công bố quyết định chính sách.

Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ lập đỉnh, Dow Jones vượt 45.000 điểm Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 10/12 cùng giảm điểm

Đà giảm điểm chi phối các TTCK châu Á trước thềm cuộc họp của Fed

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều giảm điểm trong phiên chiều 17/12, khi sự chú ý đổ dồn vào quyết định chính sách sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Chứng khoán châu Á tăng theo đà Phố Wall nhờ kỳ vọng Fed cắt lãi suất

“Thị trường chứng khoán chờ nhịp bứt phá, chuẩn bị cho một con sóng lớn”

Theo ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VPBank, thanh khoản thị trường năm 2025 có thể đạt hơn 25.500 tỷ đồng, chỉ số VN-Index có thể đạt mức cao nhất, trên 1.400 điểm, mức trung bình dao động 1.350 điểm.

Chuyên gia chứng khoán "gọi" tên những nhóm cổ phiếu triển vọng đầu tư trong 2025 Quỹ ETF ngoại quy mô 11.000 tỷ thêm mới duy nhất SIP, dự kiến mua lượng lớn một cổ phiếu chứng khoán nhưng sẽ bán bớt HPG, VND, NVL, SHB

Phiên bùng nổ chưa phải đáp án "cuối" cho thị trường

Thị trường đã trải qua một tuần đi ngang và giảm điểm nhẹ kể từ sau phiên bùng nổ. Các chuyên gia đưa ra những lý giải về trạng thái thị trường và dự báo về xu hướng tiếp theo.

Thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi kỳ vọng nâng hạng được thắp lại Giảm 4/5 phiên, thị trường đứt chuỗi 3 tuần hồi phục

Cổ phiếu giảm sâu nhất nhóm chứng khoán vừa được bơm vốn 500 tỷ đồng

Công ty chứng khoán Phú Hưng (PHS) đã nhận được công văn chấp thuận kết quả phát hành riêng lẻ tăng vốn điều lệ lên hơn 2.000 tỷ đồng. Đáng chú ý từ đầu năm 2024, cổ phiếu PHS ghi nhận mức giảm sâu nhất trong nhóm cổ phiếu chứng khoán.

Bóng dáng Dragon Capital trong các đợt phát hành riêng lẻ của Chứng khoán Vietcap và MBS TPBank đang khắc phục sự cố hệ thống

Băn khoăn về các chỉ số kinh tế, Phố Wall giảm điểm trong phiên 12/12

Các chỉ số chứng khoán Phố Wall đã giảm điểm vào phiên 12/12, khi các nhà đầu tư đánh giá thận trọng về các chỉ số kinh tế chủ chốt trước cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần tới.

Phố Wall quay đầu giảm điểm sau khi chạm mức cao kỷ lục Nvidia bị điều tra, Phố Wall chìm trong sắc đỏ