OPEC+ hạ dự báo nguồn cung dầu dư thừa trên thị trường

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (còn gọi là nhóm OPEC+) dự kiến hạ dự báo nguồn dầu dư thừa trên thị trường trong năm nay.

Hãng tin Reuters ngày 27/6 dẫn một báo cáo cho hay Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (còn gọi là nhóm OPEC+) dự kiến hạ dự báo nguồn dầu dư thừa trên thị trường trong năm nay.

Cụ thể, báo cáo được chuẩn bị trước cho cuộc họp Ủy ban kỹ thuật chung (JTC) của OPEC+ cho thấy nhóm này ước tính dư cung dầu sẽ vào khoảng 1 triệu thùng/ngày trong năm nay, giảm so với ước tính trước đó là 1,4 triệu thùng/ngày.

Quảng cáo

Cuộc họp của JTC dự kiến diễn ra vào ngày 28/6 (giờ địa phương) trước khi cuộc họp của OPEC+ diễn ra vào ngày 30/6. Việc giảm dự báo dư cung dầu được đưa ra khi OPEC+ tiếp tục sản xuất dưới hạn ngạch của mình. Trước đó, các thành viên OPEC+ đã nhất trí tăng sản lượng trong tháng 5/2022 lên 432.000 thùng/ngày, song nhóm đã không thể đạt được mục tiêu trên và thậm chí khiến sản lượng giảm 2,7 triệu thùng/ngày.

Sang tháng Sáu, OPEC+ một lần nữa đồng ý tăng sản lượng thêm 432.000 thùng/ngày, nhưng giới quan sát trong ngành đều nhận định là nhóm này cũng sẽ không thể đáp ứng được hạn ngạch đó. Đối với tháng Bảy và tháng Tám, OPEC+ thậm chí còn tham vọng hơn khi nâng mục tiêu sản lượng. Nhưng việc OPEC+ tiếp tục sản xuất dưới ngưỡng mục tiêu sẽ làm giảm lượng dư cung dự kiến cho thị trường, nếu OPEC+ thực sự đang sử dụng các số liệu sản xuất này trong ước tính của họ.

Một trong những thành viên "tụt hậu" lớn nhất của OPEC trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng là Nigeria, nước thực sự đã giảm sản lượng vào tháng Năm thay vì tăng theo hạn ngạch. Kết quả là sản lượng thực tế của nước này bị thiếu 500.000 thùng/ngày so với hạn ngạch.

Nhưng Bộ trưởng Dầu mỏ của Nigeria tuần trước nói rằng họ sẽ có thể đáp ứng hạn ngạch sản xuất của OPEC vào cuối tháng Tám. Nếu Nigeria đạt được hạn ngạch sản xuất như cam kết trên, tình hình trên thị trường theo ước tính của OPEC+ có thể sẽ được được cải thiện khá đáng kể.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025