Những "ẩn số" với ngành hàng không châu Âu

Hoạt động đi lại bằng đường hàng không đang bùng nổ vào mùa Hè này, nhưng sau khi các kỳ nghỉ ở châu Âu kết thúc, liệu nhu cầu của hành khách có thể duy trì hay không?

Câu hỏi này là trọng tâm trong hội nghị thường niên của Hội đồng Sân bay Quốc tế (ACI) khu vực châu Âu tổ chức tại Rome, Italy vào tuần này. Sự kiện diễn ra vào thời điểm mùa cao điểm du lịch Hè đang đến gần, đây được coi là giai đoạn sôi động nhất kể từ khi ngành du lịch và hàng không bắt đầu hồi phục sau khi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19.

Tương lai không chắc chắn

Một số hãng hàng không như Ryanair, và các quốc gia như Hy Lạp, đã ghi nhận sự phục hồi du lịch, và thậm chí một số hãng hàng không đã ghi nhận số chuyến bay hàng ngày vượt qua con số của năm 2019. Theo Cơ quan kiểm soát không lưu châu Âu Eurocontrol, lưu lượng hàng không trên toàn châu Âu trong tuần trước ở mức tương đương 86% so với cùng kỳ năm 2019, và dự kiến tỷ lệ này sẽ đạt tới 95% vào tháng 8/2022.

Các chuyến bay trong tuần tới đã được lấp đầy bất chấp giá vé tăng mạnh. Hàng dài hành khách xếp hàng ở các sân bay toàn châu Âu, từ Frankfurt đến Dublin đến Amsterdam. Tuy nhiên, sau khi mùa cao điểm du lịch Hè đi qua, liệu thị trường có thể duy trì đà phục hồi?

Olivier Jankovec, Tổng giám đốc ACI châu Âu cho biết, khó có thể dự đoán triển vọng sắp tới vì còn nhiều điều không chắc chắn. Hiện nay, châu Âu đang phải đối mặt với một cuộc chiến kinh tế, nguy cơ suy thoái cận kề, lạm phát cao kỷ lục. Tất cả những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng.

Quan chức cấp cao của Ủy ban châu Âu (EC) phụ trách vấn đề vận tải và đi lại, Henrik Hololei cũng cho rằng: “Chúng ta thực sự cần thắt chặt dây an toàn vì sẽ có nhiều nhiễu động”. “Đây là một thời kỳ bất ổn mà chúng ta chưa từng trải qua trong thập kỷ qua, và đó tất nhiên là kẻ thù lớn nhất của doanh nghiệp", ông Hololei nhấn mạnh.

Quảng cáo

Quá nhiều ẩn số

vna-potal-hang-hang-khong-lufthansa-tiep-tuc-thu-hep-doi-bay-stand-20220626195844-2264.jpeg

Máy bay của hãng hàng không Lufthansa tại sân bay Franz-Josef-Strauss ở Munich, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Hololei liệt kê cuộc xung đột ở Ukraine; giá năng lượng cao; tình trạng thiếu hụt năng lượng, thực phẩm và lao động là những yếu tố gây ảnh hưởng đến ngành hàng không trong thời gian tới.

Trong bối cảnh mùa du lịch Hè sôi động đang diễn ra, các cuộc đình công đang khiến các hành khách cũng như hãng hàng không vô cùng “đau đầu”. Lĩnh vực hàng không chỉ vừa mới bước vào giai đoạn phục hồi và vẫn đang phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân viên sau khi đã phải cắt giảm biên chế trong đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, giá nhiên liệu máy bay đã tăng gấp đôi trong năm qua, do công suất của nhà máy lọc dầu sụt giảm và giá dầu thô tăng vọt. Nhiên liệu chiếm khoảng 1/4 chi phí hoạt động của các hãng hàng không, và chi phí này đã bị chuyển một phần sang cho các hành khách thông qua việc tăng giá vé.

Tổng Giám đốc của Sân bay quốc tế Athens, Yiannis Paraschis, bày tỏ lo ngại về triển vọng nhu cầu trong năm tới khi sự gia tăng chi phí năng lượng và lạm phát sẽ ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng của các hộ gia đình châu Âu. Người đứng đầu sân bay quốc tế Istanbul, Kadri Samsunlu, cũng lên tiếng bày tỏ lo ngại về tác động của lạm phát ở Tây Âu. Và nếu niềm tin của người tiêu dùng bị tổn hại, "chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra với nhu cầu (đi lại)", ông Kadri Samsunlu cảnh báo.

Ngoài ra, ẩn số cuối cùng liên quan đến du lịch hàng không châu Âu trong trung hạn là nguy cơ một đợt bùng phát dịch COVID-19 mới có thể xảy ra. Ông Hololei cảnh báo: “COVID-19 vẫn chưa biến mất”.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn