Nhóm Chứng khoán và Bất động sản cố gắng khuấy động thị trường

Thanh khoản yếu khiến cho thị trường vẫn đang chật vật tìm lại xu hướng tăng ngắn hạn. Nhóm cổ phiếu Chứng khoán, Bất động sản dù đang có những màu sắc hy vọng nhưng cũng khó khăn tạo ra sự đột phá.

Định vị thị trường

Chứng khoán châu Á quay lại với những diễn biến lình xình sau khi khi xuất hiện nhịp hồi phục mạnh. Các chỉ số NIIKEI 225 (-0,68%), TWSE (+0,49%), KOSPI (+0,13%) giao dịch trái chiều trong biên độ dưới 1%.

Còn VN-Index đã trở lại với chuỗi giảm điểm trước đó sau khi triệt tiêu hết mức hồi phục của phiên hôm qua. Qua đó, VN-Index đã có 4 phiên liên tiếp ở ngay dưới đường MA20.

Chất xúc tác

Thanh khoản của thị trường chứng khoán đang đi ngược lại những điều kiện thuận lợi từ tỷ giá và lãi suất. Diễn biến rất đáng chú ý từ thị trường tiền lệ liên ngân hàng ghi nhận sự sụt giảm mạnh của lãi suất liên ngân hàng. Sau khi đã để thủng mức 4%, kỳ hạn qua đêm tiếp tục rơi xuống 3,44% cho thấy các ngân hàng đang có chiều hướng dư thanh khoản.

Được biết, trong ngày hôm qua, Ngân hàng Nhà Nước đã phải hút ròng 7.789,94 tỷ đồng từ thị trường thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố là 12.339,51 tỷ đồng, không còn tín phiếu lưu hành trên thị trường.

Còn tỷ giá cũng đang có đợt hạ nhiệt mới khi chỉ số DXY đang hướng xuống mốc 100 điểm. Giá bán USD tự do đã về gần sát 25.000 VND/USD.

Mức khớp lệnh của HOSE so với phiên hôm qua không có chuyển biến rõ rệt, chỉ tăng 0,5% lên 383 triệu đơn vị. Như vậy, sàn đã có 3 phiên liên tiếp ở dưới mức bình quân 20 phiên.

Nhà đầu tư trong nước vẫn còn hạn chế giao dịch khiến cho tỷ trọng đóng góp từ khối ngoại chưa thể thu hẹp. Tỷ trọng của khối ngoại trong giao dịch chiếm 2 chiều chiếm 13,43%.

Quảng cáo
Nhóm Chứng khoán và Bất động cố gắng khuấy động thị trường
Khối ngoại bán ròng không đáng kể trong phiên cuối tuần.

Tuy nhiên, cán cân giao dịch nước ngoài chỉ ghi nhận sự rút ròng nhẹ, -85 tỷ đồng. Các mã VHM (-189 tỷ đồng), MWG (-124 tỷ đồng), VCI (-85,52 tỷ đồng), HPG (-73,5 tỷ đồng) đã triệt tiêu đi hết chiều mua của FPT (+195,2 tỷ đồng), STB (+83,2 tỷ đồng), DXG (+56,3 tỷ đồng).

Vận động thị trường

Đầu phiên giao dịch, nhà đầu tư đã đón nhận thông tin mới về một cuộc họp của UBCKNN vào sáng ngày 12/9/2024 để bàn về việc triển khai dự thảo thông tư cho phép triển khai Pre-funding. Điều này đã giúp cho các cổ phiếu Chứng khoán "tỏa sáng" với các hoạt mã tăng giá.

Tuy nhiên, do thị trường đang mắc kẹt với thanh khoản, các mã đều khó có sự bứt phá lên. Đóng cửa phiên giao dịch, các mã FTS (+2,3%), HCM (+1,2%), BSI (+1%), CTS (+0,9%) và MBS (+1,9%), BVS (+1,8%) trên HNX đều chỉ tăng giá vừa phải.

Ngoài nhóm Chứng khoán, một số cổ phiếu Bất động sản cũng tạo được sự khuấy động tâm lý. Các động thái tăng giá chủ yếu xuất hiện trong phiên chiều giúp cho SGR (+7%), TCH (+2,3%), NLG (+2,1%) đóng cửa cao nhất phiên. Còn PDR (+1,7%), DIG (+1,4%), DXG (+4,8%) chốt phiên ngay sát mức cao nhất.

Với số đông còn lại, sức "ì" lớn đã khiến cho các cổ phiếu giao dịch trong biên độ hẹp. Trong khi đó, rổ VN30 lại có sự lấn lướt của sắc đỏ với 18/30 mã giảm. Một số mã như VNM (-2,4%), GAS (-2,4%), MSN (-1,2%) thậm chí còn tạo ra những sự cản trở lên thị trường.

Chốt phiên, VN-Index giảm 4,64 điểm xuống 1.251,71 điểm (-0,37%). Thanh khoản sàn đạt 482,05 triệu đơn vị, tương đương 11.173 tỷ đồng.

Tuy nhiên, 2 chỉ số còn lại đã đóng cửa trong sắc xanh. Chỉ số HNX-Index tăng 0,22% lên 232,42 điểm với giá trị giao dịch 746,55 tỷ đồng.

Còn chỉ số UPCoM-Index tăng 0,25% lên 92,95 điểm. Thanh khoản sàn đạt 29,28 triệu đơn vị, tương đương 369,31 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

'Kỳ lân' công nghệ VNG muốn đổi tên, dự kiến lỗ 620 tỷ đồng năm 2025

Sau 4 năm thua lỗ liên tiếp, năm 2025 công ty dự kiến lỗ sau thuế 620 tỷ đồng, giảm 47% so với khoản lỗ của năm 2024. Trong quý 1/2025, VNG tiếp tục báo lỗ sau thuế 14,9 tỷ đồng.

‘Đốt’ hết 500 tỷ đầu tư, VNG rút người, 'chia tay' công ty liên kết Tiki VNG cho nhân viên mua cổ phiếu giá bằng 1/10 thị giá

Nâng hạng chứng khoán Việt Nam có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO

Ngoài dòng vốn có thể lên đến hàng tỷ USD dự báo sẽ đổ vào chứng khoán Việt Nam sau khi nâng hạng, DragonCapital cho rằng, việc nâng hạng có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO với quy mô lên đến hàng chục tỷ USD.

Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024 Thị trường chứng khoán toàn cầu thận trọng chờ kết quả đàm phán từ London

Chứng khoán TCBS giành lấy vị trí số 1 về vốn điều lệ từ SSI

Sau khi hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ, vốn điều lệ của TCBS đã vươn lên đứng đầu toàn ngành và đồng thời là sự chuẩn bị trước cho sự kiện IPO cuối năm 2025.

APG tăng mạnh nhất nhóm Chứng khoán, tiếp tục có những chuyển động thượng tầng Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024

Nhóm bất động sản tăng cường mua lại trái phiếu trước áp lực đáo hạn lớn

Theo Fiin Ratings, trong 7 tháng còn lại của năm 2025, giá trị trái phiếu đáo hạn khoảng trên 146.000 tỷ đồng, với cơ cấu đáo hạn chính gồm 50% đến từ nhóm bất động sản, 24% từ các tổ chức tín dụng, 9% từ nhóm thương mại dịch vụ.

Rủi ro thuế quan sẽ ảnh hưởng đến triển vọng phát hành trái phiếu của nhóm bất động sản công nghiệp Chủ Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng huy động thêm 1.900 tỷ đồng trái phiếu Vingroup bảo lãnh cho 5.000 tỷ đồng trái phiếu do VinFast phát hành

Khối ngoại tái xuất, thị trường đón sắc xanh

Phiên giao dịch có sự trở lại của tiền ngoại và sự hồi phục của nhóm Vingroup đã hậu thuẫn cho dòng tiền len lỏi đến các cổ phiếu Midcap và Penny. Đặc biệt, nhóm Bán lẻ và Hóa chất đã có giao dịch nổi trội.

Câu chuyện thị trường: Áp lực chốt lời, khối ngoại bán ròng và chu kỳ 3 năm Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024