Nhiều nhịp rung lắc nhẹ xuất hiện, VN-Index lửng lơ trên mốc 1.200 điểm

Thanh khoản những phiên cận kề kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 tiếp tục kém sôi động. Trong khi đó, rung lắc cũng xuất hiện nhiều hơn khiến việc giữ được trên mốc 1.200 điểm còn dấy lên nhiều sự hoài nghi của nhà đầu tư.

Nhiều nhịp rung lắc nhẹ xuất hiện, VN-Index lửng lơ trên mốc 1.200 điểm

Định vị thị trường

Sau phiên hồi phục mạnh của nhiều chỉ số chứng khoán châu Á, sự phân hóa đã xuất hiện cho thấy tâm lý chung chưa hoàn toàn lấy lại sự tự tin. Các chỉ số SHMCP (+0,27%), HSI (+0,37%), SET (+0,26%) tăng không đáng kể trong khi KOSPI (-1,76%), NIKKEI 225 (-2,16%), TWSE (-1,36%) lại gặp phải áp lực chốt lời khá mạnh.

Việc VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm và gần như không hao hụt thành quả trong phiên hôm nay được xem là nỗ lực đáng ghi nhận khi thị trường đã tiến gần hơn tới kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.

Chất xúc tác

Áp lực tỷ giá và thanh khoản hệ thống trước nghỉ lễ đã có những diễn biến dịu đi. Trên kênh liên ngân hàng, kỳ hạn qua đêm đã giảm về 4,18% trong khi kỳ hạn một tháng giảm nhẹ về 4,78%.

Trong khi đó, tỷ giá trong nước cũng đã quay đầu giảm theo vận động của DXY khi gặp phải ngưỡng kháng cự 106 điểm. Tỷ giá tự do hiện đang được giao dịch quanh 25.700 VND/USD còn tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) niêm yết tại 24.264 VND/USD.

Trong bối cảnh trên, NHNN tiếp tục đồng thời thực hiện cả 2 hoạt động bơm rút. Phiên hôm qua, trên kênh cầm cố, NHNN chào thầu 26.000 tỷ đồng với kỳ hạn 14 ngày, lãi suất giữ ở mức 4,25%. Có 25.050,67 tỷ đồng trúng thầu, có 5.671,97 tỷ đồng đáo hạn.

Đồng thời, có 1.400 tỷ đồng tín phiếu trúng thầu với lãi suất tăng lên mức 3,75% và 8.700 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn phiên hôm qua.

Như vậy, NHNN bơm ròng 26.678,7 tỷ đồng ra thị trường trong phiên hôm qua, khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường giảm xuống mức 53.950 tỷ đồng, trên kênh cầm cố tăng lên mức 72.806,46 tỷ đồng.

Với tâm lý nghỉ lễ đã hiện diện, sự sôi động của thị trường chứng khoán cũng trở nên khá xa xỉ. Mức khớp lệnh của HOSE tiếp tục có phiên thứ 4 liên tiếp dưới mức bình quân 20 phiên và còn giảm gần 30% so với phiên trước.

Điều này cũng dẫn đến vai trò của khối ngoại được đẩy lên với đóng góp vào giao dịch 2 chiều trên HOSE lên tới 17,2%. Và khối ngoại cũng bán ròng tiếp 465 tỷ đồng trên HOSE với FUEVFVND (-277 tỷ đồng) là tâm điểm.

Quảng cáo
3ex-2024-04-25-4211-5329-4187.png
Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 4 liên tiếp.

Chỉ tính trong tháng 4/2024, khối ngoại đã bán ra gần 2.000 tỷ đồng FUEVFVND, nâng giá trị bán ròng lũy kế cả năm lên hơn 5.300 tỷ đồng.

Vận động thị trường

Dù khối ngoại bán ròng mạnh FUEVFVND nhưng diễn biến của các cổ phiếu trong rổ lại có một phiên giao dịch trái chiều. 2 cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trong VN Diamond là FPT (+2,58%), MWG (+2,87%) vẫn tăng điểm khá nổi bật.

Trong đó, MWG hiện đã bị loại khỏi rổ chỉ số VN Diamond và các quỹ ETF lấy chỉ số làm tham chiếu sẽ cần phải hoàn tất cơ cấu theo danh mục mới vào ngày 03/5. Tuy nhiên, MWG đã trở lại xu hướng tăng ngắn hạn và còn đóng cửa cao nhất trong vòng 7 tháng trở lại.

Còn với trường hợp FPT, phiên tăng đột phá ngày hôm qua đã giúp ghi nhận mức giá kỷ lục mới. Kết quả tích cực của phiên hôm nay tiếp tục đưa FPT lên tầm cao mới.

Ngoài việc là nòng cốt của VN Diamond, 2 cổ phiếu này cũng đồng thời là những gương mặt tăng tốt nhất trong VN30. Cùng với một số mã như MSN (+1,8%), SAB (+1,5%), VNM (+1,1%), VIC (+1%), cặp đôi này đã có nhiều thời điểm đưa thị trường tăng điểm.

Tuy nhiên, thực tế, vẫn cần phải có thêm sự đồng thuận của các cổ phiếu lớn khác mới có thể giữ được đà tăng. Tác động của các mã như MBB (-1,3%), TCB (-1,8%), BID (-0,8%), ACB (-0,9%), HPG (-0,9%), GAS (-0,8%), SSI (-0,8%) vẫn lấn lướt hơn khiến cho các nhịp tăng trong phiên chỉ mang tính chất rung lắc.

Việc VN-Index đóng cửa ngay dưới tham chiếu là kết quả của những đối kháng giữa các cổ phiếu lớn. Chỉ số giảm 0,64 điểm xuống 1.204,97 điểm (-0,05%). Tổng giá trị giao dịch sàn đạt 14.173 tỷ đồng, tương đương 569 triệu đơn vị.

Sắc đỏ có sự lấn lướt nhưng biên độ giảm của nhiều cổ phiếu chỉ dưới 2% như DGC (-0,17%), HDC (-0,32%), DXG (-1,21%), PDR (-1,29%), CTS (-1,4%), CTD (-0,5%), TCM (-1,03%), AGR (-1,62%), FTS (-1,08%), HCM (-1,27%), PVT (-1,6%), DCM (-1,13%)…

Chiều ngược lại, các mã tăng giá nhẹ vẫn xuất hiện như TCH (+1,61%), FRT (+1,32%), KSB (+3,1%), VTP (+2,03%), HVN (+1,47%) cho thấy tâm lý tích cực vẫn hiện hữu.

Nhìn chung, thị trường đã thể hiện sự kiên cường và giữ được mốc 1.200 điểm. Yếu tố thanh khoản có thể sẽ cải thiện sau khi kỳ nghỉ lễ đã đi qua.

Trên HNX và UPCoM, tổng giá trị giao dịch cũng khá thấp, chỉ đạt hơn 1.700 tỷ đồng. 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index lần lượt giảm 0,13% và 0,04%.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường trở lại tích cực sau phiên tăng gần 10 điểm

Sau khi hạ nhiệt về ngay đường xu hướng tăng ngắn hạn, thị trường chứng khoán đã có một phiên bật tăng tích cực để giúp nhà đầu tư có thêm niềm tin. Bên cạnh nhóm Bluechips, các cổ phiếu Thép, Chứng khoán, Bất động sản cũng đều phản ứng rất nhạy.

Được gia tăng "chất Thép", thị trường kết thúc chuỗi 4 phiên giảm Chính thức: FTSE Russell chưa nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Định giá thị trường đang ở mức khá hợp lý, có thể đầu tư vào những cổ phiếu nào?

Theo VNDIRECT, triển vọng lợi nhuận của ngành Ngân hàng vẫn tích cực, các ngành có liên hệ chặt chẽ với biến động giá hàng hoá hay hàng không, bán lẻ… cũng được kỳ vọng tăng trưởng.

Cổ phiếu Chứng khoán tăng mạnh thứ 2 ngành vừa ra kết quả quý III/2024 Chính thức: FTSE Russell chưa nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Chứng khoán toàn cầu diễn biến trái chiều trong phiên 8/10

Bà Kathleen Brooks, Giám đốc nghiên cứu tại XTB, nhận định các thị trường tài chính hầu hết đang trong tâm lý e ngại rủi ro, trong bối cảnh Trung Quốc không công bố thêm các gói kích thích kinh tế.

Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần mới trong tâm lý lạc quan thận trọng Thị trường Tokyo dẫn dắt đà tăng của chứng khoán châu Á

Chính thức: FTSE Russell chưa nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

FTSE Russell cũng ghi nhận sự hỗ trợ liên tục của Chính phủ Việt Nam đối với các cải cách thị trường và đánh giá cao mối quan hệ xây dựng với UBCKNN, các cơ quan quản lý thị trường khác.

"Gỡ được nút thắt Pre-funding là điều kiện mấu chốt để FTSE nâng hạng cho Việt Nam" FTSE Russell sắp công bố thông tin nâng hạng thị trường chứng khoán

Được gia tăng "chất Thép", thị trường kết thúc chuỗi 4 phiên giảm

Chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp của thị trường chứng khoán Việt Nam đã đừng lại với một lượng tiền quay trở lại. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu Thép đã tăng đồng loạt trong đó HPG đạt giá trị trên 1.000 tỷ đồng.

Cổ phiếu Chứng khoán tăng mạnh thứ 2 ngành vừa ra kết quả quý III/2024 Cổ phiếu VNM trước ngưỡng cửa một chu kỳ mới?

Phố Wall sụt giảm do lo ngại lạm phát tăng trở lại

Thị trường chứng khoán Phố Wall đã sụt giảm trong phiên giao dịch 7/10 khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh. Diễn biến này thể hiện những mối lo ngại về lạm phát có thể bùng phát trở lại.

Xung đột leo thang tại Trung Đông, chứng khoán Mỹ và châu Âu giảm điểm Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 3/10 đồng loạt giảm

Cổ phiếu Chứng khoán tăng mạnh thứ 2 ngành vừa ra kết quả quý III/2024

Công ty Chứng khoán MB (MBS) là một trong những CTCK công bố kết quả kinh doanh sớm nhất trong ngành. Tính từ đầu năm, cổ phiếu MBS còn là mã tăng mạnh thứ 2 trong nhóm Chứng khoán.

Cặp đôi cổ phiếu MBB và MBS cùng lập kỷ lục giá mới Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh

Thị trường có phiên giảm thứ 4 liên tiếp, nhiều mã Chứng khoán vẫn đóng cửa cao nhất phiên

Dù thị trường đã trải qua những phiên hạ nhiệt từ mốc 1.300 điểm, nhóm Chứng khoán vẫn đang "âm ỉ" tích cực. Đóng cửa phiên giao dịch, nhiều cổ phiếu Chứng khoán còn tăng lên mức cao nhất phiên.

Chưa thành công trước mốc 1.300 điểm, thị trường quay đầu giảm hơn 20 điểm trong tuần Thị trường sẽ dần hâm nóng trước mùa công bố KQKD quý III/2024

Thị trường sẽ dần hâm nóng trước mùa công bố KQKD quý III/2024

Quan điểm các chuyên gia đã không ghi nhận sự tiêu cực sau khi thị trường thêm một lần thất bại trong việc chinh phục mốc 1.300 điểm. Thay vào đó, số liệu vĩ mô khả quan đang tạo kỳ vọng tích cực cho mùa KQKD quý III/2024.

Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh Chưa thành công trước mốc 1.300 điểm, thị trường quay đầu giảm hơn 20 điểm trong tuần

Chưa thành công trước mốc 1.300 điểm, thị trường quay đầu giảm hơn 20 điểm trong tuần

Thị trường chứng khoán Việt Nam dù đón nhận vốn ngoại giải ngân trở lại nhưng vẫn có sự "quay xe" sau khi chưa thể chinh phục thành công mốc 1.300 điểm.

Chuỗi 3 phiên giảm khiến thị trường thất thoát hơn 20 điểm Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh