Nhiều nguyên nhân khiến lạm phát châu Âu duy trì ở ngưỡng cao

Chủ tịch ECB, bà Christine Lagarde, vào ngày thứ Ba, khẳng định lạm phát hiện vẫn ở ngưỡng cao và rằng hiện vẫn còn quá sớm để có thể tuyên bố “chiến thắng” với tình trạng giá cả tiêu dùng tăng cao.

Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tháng 6/2023 chạm mức 5,5%, theo các số liệu công bố ban đầu. Lạm phát lõi, không tính đến giá năng lượng và thực phẩm, hiện vẫn ở ngưỡng cao và tăng lên mức 5,4%, theo CNBC đưa tin.

Lạm phát lõi trong tháng 5/2023 đã hạ nhiệt xuống 5,3% từ mức 5,6% của tháng 4/2023.

Lạm phát toàn phần hiện đang ở ngưỡng thấp nhất tính từ tháng 1/2022, theo số liệu của Eikon. Tuy nhiên, lạm phát toàn phần hiện vẫn đang trên ngưỡng mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Khi nói đến sự khác biệt giữa lạm phát toàn phần và lạm phát chủ chốt, chuyên gia kinh tế cao cấp tại ING – ông Bert Colijn, trong nghiên cứu công bố vào ngày thứ Sáu khẳng định những vấn đề hiện tại liên quan đến vấn đề hiệu ứng nền từ sự hỗ trợ của chính phủ và xu thế ngầm của lạm phát. Nỗi lo về tăng trưởng mức lương dai dẳng hiện ở ngưỡng cao, dù rằng tỷ lệ thất nghiệp tháng 5/2023 ở mức rất thấp.

Giá năng lượng thấp góp phần quan trọng kéo lạm phát suy giảm. Một số kênh truyền thông cho rằng việc lạm phát giảm cũng có nguyên nhân trực tiếp từ việc giá đi lại bằng tàu điện ở Đức giảm sau khi giới chức nước này lần đầu tiên đưa ra vé giảm giá.

Các số liệu lạm phát sẽ được theo dõi chặt chẽ bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). ECB vào ngày 15/6/2023 đã nâng lãi suất lên ngưỡng cao nhất trong 22 năm. Lãi suất chủ chốt tăng 25 điểm cơ bản lên 3,5%, trái ngược với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khi mà cơ quan này ngừng nâng lãi suất trong cuộc họp lần gần nhất.

ECB đồng thời điều chỉnh kỳ vọng lạm phát toàn phần và lạm phát lõi trong vài năm tới trong cuộc họp bàn về lãi suất mới đây. ECB dự báo lạm phát sẽ đạt ngưỡng trung bình 5,4% trong năm nay, 3% trong năm 2024 và 2,2% trong năm 2025.

Chủ tịch ECB, bà Christine Lagarde, vào ngày thứ Ba khẳng định lạm phát hiện vẫn ở ngưỡng cao và rằng hiện vẫn còn quá sớm để có thể tuyên bố “chiến thắng” với tình trạng giá cả tiêu dùng tăng cao.

Phát biểu tại sự kiện ngân hàng trung ương Sintra, bà nói: “Lạm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu hiện quá cao và nhiều khả năng sẽ duy trì ở ngưỡng này trong thời gian dài. Tuy nhiên bản chất của lạm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu đang thay đổi”.

Quảng cáo

Chuyên gia quản lý quỹ tại quỹ Morningstar Investment Management tại châu Âu, ông Clémence Dachicourt, nhận xét: “Lạm phát hiện đang diễn biến theo đúng hướng. Vòng xoáy lương-giá, đó là khi mà giá cả cao lên cùng với mức tăng của lạm phát, tạo ra nhiều sức ép lên lạm phát lõi. Chính vì vậy, hiện vẫn còn quá sớm để có thể tuyên bố đã kiềm chế được lạm phát”.

Kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu đã rơi vào suy thoái kinh tế khi mà kinh tế Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, rơi vào khó khăn. Thực tế diễn ra cho thấy căng thẳng Nga – Ukraine đang gây ra nhiều hậu quả hơn so với kỳ vọng, theo Wall Street Journal đưa tin.

Cho đến nay, kinh tế Mỹ dường như đã tránh được ảnh hưởng từ lãi suất cho vay cao và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhờ vào tiêu dùng, việc làm và thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh, châu Âu dường như đang tụt lại phía sau, mắc kẹt trong ngưỡng sản lượng kinh tế không tăng trưởng nhiều suốt thời kỳ COVID-19.

Nếu tính theo quy mô, kinh tế Mỹ hiện có quy mô lớn hơn 5,4% so với trước đại dịch COVID-19, tỷ lệ này ở khu vực đồng tiền chung châu Âu chỉ là 2,2%.

Lạm phát có nguyên nhân trực tiếp từ giá năng lượng và thực phẩm tăng cao đã hạ nhiệt tại châu Âu trong những tháng gần đây, tuy nhiên vẫn cao hơn so với tính toán của các nhà hoạch định chính sách kinh tế, nó đang ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu dùng.

Kinh tế Đức đã yếu đi. Trong thập kỷ qua, kinh tế thường vượt qua được những cú sốc kinh tế nhờ vào các doanh nghiệp xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao.

Tuy nhiên trong thời kỳ COVID-19, thương mại toàn cầu đã sụt giảm, căng thẳng địa chính trị leo thang tạo ra nhiều thách thức với kinh tế Đức cũng như các nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. Sản lượng các nhà máy tại Đức giảm rất mạnh trong tháng 3/2023. Căng thẳng Nga – Ukraine được coi như nguồn gốc của một số xáo trộn trong khu vực.

Với quy mô rất lớn của mình, kinh tế Đức có thể kéo kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu đi lên hoặc đi xuống. Việc kinh tế Đức rơi vào suy thoái ở thời điểm đầu năm nay diễn ra bất chấp tăng trưởng tại Pháp, Italy và Tây Ban Nha – nhóm các nền kinh tế lớn trong khu vực.

Các chuyên gia kinh tế tin rằng tất cả những yếu tố đang diễn ra phát đi chỉ báo về khả năng kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm nay, người tiêu dùng và doanh nghiệp hiện cũng đang chịu ảnh hưởng từ lãi vay cao khi mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn tiếp tục nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Việc kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu suy thoái nhẹ không phải yếu tố đủ mạnh để có thể khiến cho ECB hãm nâng lãi suất, theo nhận định của phần lớn chuyên gia kinh tế.

Mới đây, Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố GDP tại các nước sử dụng đồng tiền chung trong khoảng thời gian 3 tháng kết thúc vào tháng 3/2023 giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Vào quý cuối cùng của năm ngoái, GDP của khu vực đồng tiền chung đồng thời giảm.

Trước đây, Eurostat từng tính toán rằng kinh tế khu vực đồng tiền chung tăng trưởng nhẹ trong quý 1/2023, tuy nhiên do phía Đức và Ireland, Phần Lan thay đổi số liệu GDP dẫn đến điều chỉnh của số liệu GDP toàn khu vực. Khu vực châu Âu như vậy đối mặt với 2 quý liên tiếp GDP qúy giảm liên tiếp, đúng với định nghĩa suy thoái kinh tế của cơ quan thống kê.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?