Ngành chăn nuôi lợn tại Mỹ cực kỳ khó khăn dưới ảnh hưởng của căng thẳng Mỹ - Trung

Nhiều người chăn nuôi lợn tại Mỹ hiện đang vô cùng khó khăn và thậm chí phá sản, họ đang chịu thiệt hại tài chính tệ hại nhất trong nhiều thập kỷ.

Nhiều năm tăng trưởng nhanh đã khiến cho ngành chăn nuôi thịt lợn Mỹ quy mô 54 tỷ USD đương đầu với tình trạng quá thừa mứa nguồn cung khi mà nhu cầu yếu đi, chi phí tăng lên và thêm nhiều quy định mới gây khó cho hoạt động của ngành, theo những người chăn nuôi và nông dân chia sẻ với Wall Street Journal.

Tuy nhiên, cho đến nay, tình trạng thừa mứa thịt lợn vẫn chưa mang đến giá thịt lợn rẻ hơn cho người tiêu dùng.

Nhiều người chăn nuôi lợn tại Mỹ hiện đang vô cùng khó khăn và thậm chí phá sản, họ đang chịu thiệt hại tài chính tệ hại nhất trong nhiều thập kỷ. Hàng loạt công ty đóng gói thịt trong đó bao gồm Smithfield Foods, Tyson Foods và JBS cho biết lợi nhuận đang giảm đi, dẫn đến ngành này nhiều khả năng sẽ phải thu hẹp về quy mô hoạt động, từ việc thu nhỏ các khu vực chăn nuôi cho đến nhà máy chế biến.

“Toàn ngành đang chịu vô cùng nhiều áp lực”, giám đốc điều hành nhà máy cung cấp thịt lợn lớn nhất của Mỹ có tên Smithfield – ông Shane Smith nhấn mạnh.

Tại bang Iowa, nơi mà theo các số liệu thống kê, số lợn nhiều hơn số người, người nông dân Dwight Mogler cho biết anh thua lỗ ước tính khoảng từ 30 đến 40USD cho mỗi con lợn xuất chuồng, và từ đầu năm đến nay anh đã không thể kiếm được một đồng nào. Tất cả những kế hoạch như mở rộng chuồng trại, mua thêm thiết bị mới đều đã bị hủy.

Trong năm tới, ông Mogler cho biết ông có kế hoạch thu hẹp hoạt động nông trại của gia đình. Nông trại hiện có công suất ước tính khoảng 4.000 con lợn thịt, đồng thời ông Mogler cũng sẽ không ký mới hợp đồng cung cấp với các khách hàng chuyên giết mổ và đóng gói thịt lợn.

Quảng cáo

Tính toán từ trường Iowa State University cho thấy thời gian vừa qua, nông dân ngành chăn nuôi Mỹ đã có 4 tháng đầu năm thiệt hại nhiều tài chính nhất trong hơn 2 thập kỷ.

Những năm gần đây, những người trong ngành chăn nuôi lợn ở Mỹ đã không ngừng mở rộng chuồng trại cũng như nhà máy chế biến bởi nhu cầu của nước ngoài với các sản phẩm thịt lợn của Mỹ tăng chóng mặt. Quy mô đàn lợn ở Trung Quốc, nước tiêu thụ nhiều thịt lợn nhất thế giới, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đợt bùng dịch tả lợn vào năm 2018.

Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ năm 2020 lập kỷ lục cao chưa từng có, theo số liệu liên bang. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thịt lợn của Mỹ giảm khoảng 10% so với năm trước đó khi mà Trung Quốc bắt đầu khôi phục quy mô đàn lợn.

Dưới thời kỳ chính quyền Tổng thống Donald Trump trước đây, căng thẳng Mỹ - Trung Quốc leo thang đã khiến cho Bắc Kinh tăng thuế với sản phẩm thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ. Sau đó đến năm 2020, Trung Quốc loại bỏ thuế với toàn bộ các sản phẩm thịt lợn đông lạnh nhập khẩu nhằm bù đắp cho tình trạng thiếu hụt nguồn cung, theo USDA công bố. Tuy nhiên đến năm 2022, Trung Quốc lại nối lại việc áp thuế này khi nguồn cung nội địa Trung Quốc hồi phục trở lại.

Bối cảnh căng thẳng giữa hai nước hiện tại cũng có những ảnh hưởng nhất định, theo các chuyên gia ngành. Các doanh nghiệp Mỹ đang phải tính cách bán thịt lợn sang nhiều thị trường châu Á khác. Đồng USD mạnh cũng khiến cho thịt lợn Mỹ trở nên đắt đỏ hơn tại các thị trường nước ngoài.

Khi mà doanh nghiệp Mỹ khó xuất thịt lợn ra nước ngoài, nguồn cung trong nước lại ở mức thấp. Doanh số bán thịt lợn nội địa trong vòng 52 tuần tính đến ngày 23/4/2023 giảm nhẹ, theo số liệu của công ty nghiên cứu Circana.

Một số nhà máy đã bắt đầu phải đóng cửa bớt cơ sở giết mổ và chế biến. Công ty Hylife Foods vào tháng trước công bố có kế hoạch đóng cửa nhà máy chế biến tại Windom hiện đang tuyển dụng hơn 1.000 người lao động.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?