Một cá nhân bất ngờ chi hàng chục tỷ mua cổ phiếu từng bị thao túng

Cổ phiếu này từng bị thao túng giá trong khoảng thời gian từ tháng 5-10/2023, 7 đối tượng sau đó đã bị cơ quan CSĐT CATP Hà Nội khởi tố vào cuối tháng 8/2024.

Ông Nguyễn Anh Tú - một nhà đầu tư cá nhân vừa thông báo đã mua thành công 2 triệu cổ phiếu, tương ứng 7,86% vốn của CTCP Tập đoàn CMH Việt Nam (mã CMS), qua đó trở thành cổ đông lớn của công ty từ ngày 31/12/2024.

Trong phiên 31/12, cổ phiếu CMS xuất hiện giao dịch thỏa thuận đúng bằng số lượng ông Tú đã mua. Trong khi đó, khối lượng khớp lệnh chỉ chưa đến 57.000 đơn vị. Như vậy, nhiều khả năng, cá nhân này đã mua cổ phiếu thông qua kênh thoả thuận, giá trị giao dịch 20 tỷ đồng, tương ứng 10.000 đồng/cp.

Quảng cáo

Ở chiều ngược lại, ông Nguyễn Đức Hưởng – thành viên HĐQT CMS đã đăng ký bán toàn bộ gần 4,3 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương ứng 16,83% vốn tại CMS với mục đích đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân. Giao dịch dự kiến được thực hiện trong khoảng thời gian từ 23/12/2024 đến ngày 21/01/2025.

Trên thị trường, cổ phiếu CMS có nhịp giảm mạnh từ đầu tháng 7/2024 sau khi tăng nóng trước đó. Đến cuối tháng 8/2024, cơ quan CSĐT CATP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 7 đối tượng về hành vi thao túng thị trường chứng khoán mã cổ phiếu CMS.

Theo điều tra, xác minh, trong khoảng thời gian từ tháng 5-10/2023, nhóm đối tượng do Trần Bình Minh (SN 1982, HKTT: quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) cầm đầu đã cấu kết, lôi kéo nhiều người đặt lệnh mua bán mã cổ phiếu CMS, gây ảnh hưởng đến cung cầu và giá chứng khoán.

CMS rơi xuống đáy một năm vào đầu tháng 9 trước khi hồi phục nhẹ. Từ tháng 10/2024 đến nay, cổ phiếu này có xu hướng “sideway down”. Kết phiên 8/1, thị giá CMS dừng mức 9.700 đồng/cp, chỉ bằng khoảng 1/4 đỉnh lịch sử. Vốn hóa thị trường tương ứng gần 250 tỷ đồng.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chứng khoán bước vào tháng có xác suất tăng điểm cao, CTCK chỉ ra 3 nhóm cổ phiếu tiềm năng "đón sóng" BCTC quý 4

Agriseco Research cho rằng các nhịp điều chỉnh là cơ hội tốt để các nhà đầu tư có thể cơ cấu lại danh mục và giải ngân tích lũy các vị thế trung hạn ngay trước thềm công bố BCTC quý 4.

Chứng khoán DNSE giành lấy vị trí thứ 2 của HSC trong mảng môi giới phái sinh Lạm phát "nóng" trở lại, chứng khoán Mỹ giảm điểm

Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ

Chứng khoán châu Á đa phần đi xuống trong chiều 8/1, khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi đợt bán tháo trên Phố Wall sau các số liệu kinh tế mạnh mẽ của Mỹ làm giảm hy vọng về khả năng hạ lãi suất

Chứng khoán châu Á nỗ lực rũ bỏ khởi đầu ảm đạm của năm 2025 Lo ngại bao trùm chứng khoán châu Á

Chứng khoán DNSE giành lấy vị trí thứ 2 của HSC trong mảng môi giới phái sinh

Các công ty chứng khoán DNSE, MBS, TCBS đều mở rộng được thị phần môi giới phái sinh trong quý IV/2024. Đáng chú ý nhất là sự vươn lên liên tục của DNSE giúp Công ty lần đầu tiên đứng 2 về thị phần, đồng thời vượt mặt Chứng khoán HSC.

Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh MBS, TCBS, KIS mở rộng mạnh thị phần môi giới quý IV/2024 trên HOSE

MBS, TCBS, KIS mở rộng mạnh thị phần môi giới quý IV/2024 trên HOSE

Số liệu công bố từ HOSE cho thấy Top 10 thị phần môi giới của sàn có 7 công ty chứng khoán mở rộng được thị phần môi giới trong quý IV/2024. Nổi bật nhất là các công ty TCBS, MBS, KIS.

Chứng khoán VPS muốn đổi trụ sở và phát hành 7.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi Chứng khoán KIS thay Chủ tịch trong ngày cuối cùng của năm 2024

Cổ phiếu công nghệ “dẫn dắt” biến động của chứng khoán châu Á

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều tăng điểm trong phiên 7/1, tiếp nối đà phục hồi mạnh mẽ trên Phố Wall dưới sự dẫn dắt của các “gã khổng lồ” công nghệ.

Băn khoăn về các chỉ số kinh tế, Phố Wall giảm điểm trong phiên 12/12 Hoạt động chốt lời khiến chứng khoán Phố Wall giảm mạnh