Lợi ích kép khi nông nghiệp và du lịch "kết đôi"

Mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai đã có bước phát triển mạnh mẽ, tạo nên lợi ích kép, không chỉ giúp tăng thêm thu nhập cho người dân tại địa phương còn góp phần phát triển bền vững về môi trường, sinh thái du lịch và thay đổi mạnh mẽ b

Người mua, khách du lịch chọn mua mận Tam Hoa tại thị trấn Bắc Hà. Ảnh tư liệu: Quốc Khánh/TTXVN
Người mua, khách du lịch chọn mua mận Tam Hoa tại thị trấn Bắc Hà. Ảnh tư liệu: Quốc Khánh/TTXVN

Khi nông nghiệp hàng hóa Lào Cai ngày càng phát triển, những diện tích trồng mận, lê, đào, cát cánh... càng được mở rộng, kéo theo sự phát triển đồng hành của ngành Du lịch, dịch vụ tại địa phương. Là những loại cây ôn đới, không chỉ cho giá trị về nông nghiệp, dược liệu, với vẻ đẹp hoang sơ vốn có, nơi trồng tập trung các loại cây trên còn dần trở thành điểm check-in độc đáo, thúc đẩy phát triển ngành "công nghiệp không khói".

Bắc Hà là thủ phủ mận tam hoa của Lào Cai và cả khu vực Tây Bắc với tổng diện tích hơn 600 ha. Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, năm nay, du khách đến với Bắc Hà dịp đầu Xuân tăng đột biến. Đặc biệt, vào mùa hoa mận Tam Hoa nở rộ, các khu vườn ở vị trí đẹp, thuận lợi về đường giao thông, mỗi ngày đón hàng nghìn lượt khách tới tham quan, check in và trải nghiệm.

Dịp này, du khách được chiêm ngưỡng một bầu trời hồng ngọt ngào của rừng đào phơn phớt, hoa cải vàng rực nương. Đặc biệt, cao nguyên được nhuộm sắc trắng tinh khôi của hoa mận nở trắng trời. Đã có dịp đến Lào Cai công tác, du lịch, nhiều lần được thưởng thức mận Bắc Hà song chị Đặng Thị Lệ Tâm cùng với những người bạn đến từ TP.Thái Nguyên mới lần đầu tiên được đến với Bắc Hà đúng dịp mùa mận Tam Hoa bung nở. Xen lẫn không khí se lạnh và chút ánh nắng ấm áp đầu Xuân, chị Tâm cho biết, chị đặc biệt ấn tượng khi tận mắt chứng kiến rừng hoa mận bạt ngàn với sắc trắng tinh khôi đẹp như tranh vẽ, xen lẫn với những vườn hoa cải vàng rực rỡ ẩn mình dưới rặng núi hùng vỹ của vùng cao Tây Bắc.

Những ngày đầu tháng 3/2023, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân vùng cao Tả Van Chư, Bắc Hà khẩn trương lên nương, đồi trồng nốt diện tích cây dược liệu cát cánh niên vụ 2022-2023. Đây là vụ thứ 5 liên tiếp cây cát cánh được trồng trên vùng đất rẻo cao Tả Van Chư theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.

Năm 2022, cát cánh ở xã Tả Van Chư đã đem lại nguồn thu hơn 9 tỷ cho đồng bào Mông nơi đây. Cây cát cánh và các loại cây trồng khác không chỉ góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc Mông ở địa phương mà còn thúc đẩy phát triển du lịch tại khu vực thượng huyện này.

Ông Giàng Seo P Lấu, Trưởng thôn Lả Gì Thàng, xã Tả Van Chư cho biết: Từ khoảng 5 - 6 năm nay, thôn Lả Gì Thàng đón rất nhiều khách du lịch lên ngắm cảnh, đặc biệt vào mùa Xuân khi hoa mận Tả Van, hoa lê nở trắng, hay vào mùa hè, thu từ tháng 6-9 là mùa hoa cát cánh nhuộm sắc tím biếc. "Vui hơn hết, bà con người Mông chúng tôi trồng mận, lê, cát cánh có thu nhập ổn định. Nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá giả"...

Từ năm 2020, Dự án phát triển cây cải dầu đã được UBND thị xã Sa Pa thực hiện tại thôn Lồ Lao Chải (xã Hoàng Liên) và thôn Tả Van Giáy 2 (xã Tả Van). Với chủ trương vận động đồng bào thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm trong sản xuất nông nghiệp, các cán bộ nông nghiệp của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Sa Pa đã phổ biến kỹ thuật, làm mẫu, hướng dẫn bà con quy trình từ chăm sóc đến thu hoạch cây cải dầu, kết hợp với quảng bá, khai thác du lịch trải nghiệm.

Quảng cáo

Thời điểm này, Lồ Lao Chải và Tả Van Giáy 2 đang trở thành điểm đến hấp dẫn tại Sa Pa với những đồi hoa cải tuyệt đẹp. Nằm ở vị trí đắc địa trên đồi cao với view nhìn ra cánh đồng cải dầu ngập tràn sắc vàng, Homestay Comlam Eco những ngày đầu năm 2023 luôn tấp nập khách trong và ngoài nước đặt phòng lưu trú hoặc nghỉ ngơi dừng chân, dùng bữa, ngắm cảnh.

Bà Vàng Nguyên - chủ homestay cho biết, địa phương có nhiều mô hình du lịch sinh thái phát triển. Yếu tố quan trọng nhất của sinh thái là phải giữ được môi trường trong lành. Mỗi vườn cây, vườn hoa được thâm canh theo đúng hướng an toàn, hữu cơ. Khách đến tham quan được ăn, ở, trải nghiệm trong không gian xanh của nông thôn. Nguồn thu chính không phải từ năng suất nông sản mà là từ dịch vụ du lịch.

Theo đánh giá của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Sa Pa, mô hình trồng cải dầu kết hợp với du lịch tại Sa Pa đã đem lại hiệu quả kinh tế kép, cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha. Trong đó, thu từ việc bán rau, ngồng, hạt cải… là 40 triệu đồng/ha; thu từ phát triển du lịch thông qua các dịch vụ như chụp ảnh, cho thuê quần áo, phục vụ nhu cầu ăn uống… là 60 triệu đồng.

Việc trồng rau cải và tăng vụ cải dầu trên đất ruộng lúa một vụ trước đây không chỉ giúp nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn danh thắng ruộng bậc thang, phát triển du lịch bền vững và thân thiện với môi trường.

Nhiều địa phương vùng cao Lào Cai đã bước đầu thành công trong việc đưa các loại cây trồng có năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất gắn liền với phát triển lĩnh vực du lịch, dịch vụ...; hạn chế tình trạng chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở, đất sử dụng mục đích khác; thâm canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất; hạn chế thả rông gia súc, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới...

Nhận thấy rõ tiềm năng, lợi thế từ phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với du lịch, trong thời gian từ năm 2023 đến năm 2025, tỉnh Lào Cai triển khai “Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới” tại các xã có tiềm năng phát triển du lịch nông thôn; tập trung tại các điểm du lịch nông thôn do cộng đồng địa phương tổ chức quản lý hoặc có sự tham gia của cộng đồng.

Theo đó, bên cạnh việc hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, các địa phương cải tạo cảnh quan, không gian quanh khu vực sản xuất tạo tiền đề cho phát triển du lịch trải nghiệm nông nghiệp (Farmstay), du lịch sinh thái kết hợp với văn hoá bản địa; tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch” theo quy định.

Để đẩy mạnh các hoạt động quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn, Lào Cai xác định hỗ trợ kết nối khách du lịch lữ hành gắn với các điểm đến về du lịch nông nghiệp, nông thôn; quảng bá du lịch nông thôn thông qua tổ chức các sự kiện, diễn đàn giới thiệu, chương trình Famtrip đối với các hãng lữ hành và truyền thông.

Tỉnh xây dựng kế hoạch, phối hợp với các hãng truyền thông, các hãng lữ hành ở trong và ngoài nước hỗ trợ, tăng cường liên kết trong hoạt động kinh doanh du lịch với các xã, huyện có tiềm năng phát triển du lịch nông thôn để giới thiệu các sản phẩm du lịch nông thôn.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Sầu riêng xuất khẩu tăng giá, cần hạn chế tình trạng "bẻ kèo"

Nửa đầu năm 2024, ngành rau quả mang về 3,5 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, sầu riêng chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu, tương đương 1,5 tỷ USD. Với đà tăng trưởng này, năm 2024, xuất khẩu rau quả đạt 7 tỷ USD là h

Xuất khẩu rau quả sang các thị trường chủ lực tăng trưởng rất tốt Xuất khẩu rau quả tăng trưởng cao có sự đóng lớn của sản phẩm chế biến sâu

Việt Nam đang trở thành một đại diện quan trọng trong ngành nông nghiệp toàn cầu

Theo HSBC, để ngành nông nghiệp tiếp tục tỏa sáng, phát triển và đóng góp vào sự phát triển bền vững cũng như mục tiêu cân bằng phát thải của Việt Nam, Chính phủ đóng một vai trò hết sức quan trọng.

HSBC tin Việt Nam trong nhóm nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất châu Á năm 2023 CEO HSBC nói về những gì châu Á cần làm để đạt mục tiêu cân bằng phát thải

Trung Quốc "mài sắc" vũ khí để bảo vệ nền nông nghiệp, các nước xuất khẩu gạo cũng phải dè chừng

Báo cáo của Trung Quốc đề ra kế hoạch khả năng tự cung tự cấp ngũ cốc trong thập kỷ tới, điều này tác động đến các quốc gia xuất khẩu nông sản.

Sống chung với "thủy thần", đây là cách những cánh đồng nổi trở thành cứu cánh cho những người nông dân khốn khó

Ông Trần Bá Dương: "Chấp nhận hủy niêm yết HNG để trở lại mạnh mẽ, mục tiêu lãi hơn 900 tỷ vào 2025"

Lãnh đạo HNG cho biết, công ty chấp nhận lỗ trong năm 2023 để tạo tiền đề có lãi trở lại trong năm 2024, chấp nhận hủy niêm yết để sau này trở lại mạnh mẽ hơn.

HAGL Agrico (HNG) bị đưa vào diện kiểm soát của HoSE HAGL Agrico (HNG): Mảng trái cây lỗ gộp hơn 900 tỷ đồng, còn nợ HAGL khoảng 1.500 tỷ đồng

Lợi ích kép khi nông nghiệp và du lịch "kết đôi"

Mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai đã có bước phát triển mạnh mẽ, tạo nên lợi ích kép, không chỉ giúp tăng thêm thu nhập cho người dân tại địa phương còn góp phần phát triển bền vững về môi trường, sinh thái du lịch và thay đổi mạnh mẽ b

Việt Nam sẽ lỡ cơ hội hút khách quốc tế nếu chậm trễ chính sách visa Từ 15/3, Trung Quốc cho phép khách du lịch theo đoàn vào Việt Nam

Nông nghiệp Việt Nam thay đổi cách tiếp cận, tăng thêm nhiều giá trị

Trong bối cảnh năm 2023 ngành nông nghiệp tiếp tục đối mặt với khó khăn do biến đổi khí hậu, biến động thị trường, việc đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường là sẽ là nhiệm vụ trọng tâm.

Giáp Tết Nguyên đán, sầu riêng đột ngột "sốt giá" cao kỷ lục Khánh Hòa xuất khẩu hàng trăm tấn tôm hùm mỗi ngày Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai có nhiều tín hiệu tích cực