Loạt định chế tài chính lớn nhận định về khả năng kinh tế Mỹ suy thoái trong năm tới

Ngân hàng đầu tư JP Morgan dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng âm 0,5% trong quý 4/2023, quá trình suy thoái này nhiều khả năng sẽ vẫn kéo dài sang năm 2024.

Các chuyên gia kinh tế thuộc JP Morgan dự báo về khả năng kinh tế Mỹ suy thoái nhẹ trong nửa sau của năm 2023 bởi xét đến kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ vẫn tiếp tục siết chặt chính sách tiền tệ trong cuộc chiến chống lạm phát.

Ngân hàng đầu tư JP Morgan dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng âm 0,5% trong quý 4/2023, quá trình suy thoái này nhiều khả năng sẽ vẫn kéo dài sang năm 2024. JP Morgan hạ dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2023 xuống còn 1%, chỉ bằng nửa so với mức độ tăng trưởng của năm 2022.

Cũng theo JP Morgan, từ nay đến tháng 3/2023, Fed sẽ nâng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản sau khi nâng lãi suất khoảng hơn 300 điểm cơ bản trong năm nay. Việc nâng lãi suất khoảng 50 điểm cơ bản dự kiến sẽ được áp dụng vào tháng 12/2022, sau đó đến việc nâng lãi suất 25 điểm cơ bản trong tháng 2 và tháng 3/2022.

JP Morgan dự báo lạm phát giá tiêu dùng tại Mỹ hạ nhiệt xuống còn 4,1% ở thời điểm cuối năm 2023. Tính đến tháng 10/2022, chỉ số này đứng ở mức 7,7%. Chi tiêu tiêu dùng cá nhân, chỉ số ưa thích của Fed, dự kiến sẽ tăng trưởng chỉ 3,4% trong năm tới.

Việc tổng cầu suy giảm có thể có thể khiến cho nước Mỹ mất hơn 1 triệu việc làm trước thời điểm giữa năm 2024, như vậy Fed sẽ có thể bắt đầu sẽ hạ lãi suất khoảng 50 điểm cơ bản mỗi quý bắt đầu từ quý 2/2024.

Khi mà rủi ro suy thoái kinh tế ngày một ám ảnh toàn cầu, gây tổn hại đến tăng trưởng thế giới thì việc khôi phục lại sự tăng trưởng này đang được các nhà hoạch định chính sách kinh tế quan tâm nhiều nhất tại hội nghị thượng đỉnh G-20 của nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi.

Kinh tế châu Âu có thể đang rơi vào suy thoái khi mà Nga vẫn hạn chế nguồn cung năng lượng nhằm trả đũa cho các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến việc căng thẳng Nga – Ukraine leo thang. Lạm phát bắt nguồn từ xung đột đang khiến cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn cầu ảnh hưởng tồi tệ về mặt tài chính khi chi phí nhập khẩu năng lượng và thực phẩm leo thang.

Quảng cáo

Trong bối cảnh này, ngân hàng trung ương nhiều nước, trong đó nổi bật nhất phải kể đến Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) đã không ngừng nâng lãi suất cơ bản đồng USD, gây áp lực lớn lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đẩy cao chi phí nợ đối với chính phủ các nước mới nổi vốn đang nợ nần chồng chất.

“Khi chúng ta nhìn vào bức tranh bi quan này, yếu tố gây nhiều rắc rắc hơn cả chính là xu thế phân cực trong khi ở thời điểm hiện tại chúng ta cần sự hợp tác nhiều nhất. Và đồng thời tôi rất lo ngại về khả năng chúng ta sẽ bước vào một thế giới nghèo hơn và kém an toàn hơn”, giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) – bà Kristalina Georgieva cho hay.

Áp lực kinh tế hiện tại không có nhiều dấu hiệu sẽ suy giảm. Ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới hiện vẫn đang tính đến việc tiếp tục nâng lãi suất. Mỹ và các nước đồng minh đang cố gắng hạn chế giá dầu Nga còn Saudi Arabia hiện đang dẫn đầu nhóm các nước xuất khẩu dầu, cả hai yếu tố này tiềm ẩn rủi ro khiến cho nguồn cung dầu suy giảm hơn nữa.

Trong khi đó, Mỹ và Trung Quốc, hai nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, hiện đang đối đầu về nhiều vấn đề từ thương mại cho đến công nghệ hay an ninh quốc gia cũng như Đài Loan. Vào ngày thú Hai tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhiều khả năng sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng sẽ có cuộc gặp với Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc – ông Dịch Cương nhằm bàn đến vấn đề triển vọng kinh tế và nhiều vấn đề khác.

Trong báo cáo công bố vào tuần này, chuyên gia kinh tế thuộc Goldman Sachs cho biết họ tính toán rằng việc Mỹ cấm xuất khẩu chip sang Trung Quốc với lý do bảo vệ an ninh quốc gia sẽ lấy đi khoảng 0,25% tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2023.

Những yếu tố căng thẳng này và nhiều sự căng thẳng khác đồng nghĩa rằng bất kỳ những nỗ lực phối kết hợp để kích thích tăng trưởng kinh tế toàn cầu có được từ hội nghị thượng đỉnh G-20 sẽ gần như không có tác dụng. Khi mà ngân hàng trung ương các nước tập trung kiềm chế lạm phát, các chuyên gia kinh tế khẳng định chính phủ các nước cần phải cố gắng xử lý các tác động từ việc lãi suất tăng cao, đặc biệt khi mà các vấn đề không còn tồn tại chỉ riêng trong nhóm quốc gia nào mà ảnh hưởng toàn diện đến cả các nước giàu.

Chính phủ các nước G-20 trước đây đã từng phản ứng mạnh để cứu kinh tế. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhóm các nền kinh tế hàng đầu thế giới đã đồng ý với kế hoạch tập trung vào tái cấp vốn cho các ngân hàng, đồng thời kích thích kinh tế bằng các biện pháp tài khóa và tiền tệ.

Bộ trưởng Tài chính tại Indonesia – nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh G-20 lần này, ông Sri Mulyani Indrawati, nhận xét môi trường hiện tại khác hoàn toàn với lần họp G-20 gần nhất. Cho đến hiện tại, bộ trưởng tài chính các nước G-20 đã không thể thống nhất được về thậm chí một tuyên bố chung, họ đối đầu với nhau về nhiều vấn đề, từ các tác động kinh tế từ căng thẳng Nga – Ukraine cũng như các biện pháp trừng phạt.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng

Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng

Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm

Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu do lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á