Kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam - Trung Quốc vượt mốc 230 tỷ USD

Thông tin trên được ông Xu Zhou (Từ Châu), Phó tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM cho biết tại triển lãm China Homelife Vietnam 2023 sáng nay (15/6).
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Khai mạc triển lãm China Homelife Vietnam 2023
Khai mạc triển lãm China Homelife Vietnam 2023

Theo đó, phát biểu khai mạc tại triển lãm trên, ông Xu Zhou (Từ Châu), Phó tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM cho biết, trong những năm gần đây, thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam đã phát triển vượt bậc.

Cụ thể, năm 2022, kim ngạch thương mại hàng hóa song phương đã vượt 230 tỷ USD. 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hàng hóa giữa hai nước đã vượt 70 tỷ USD. Duy trì tăng trưởng dương bất chấp tình hình kinh tế toàn cầu trì trệ. Đây là một dấu hiệu đáng mừng.

Theo ông Xu Zhou, Trung Quốc đã duy trì vị thế đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong 16 năm liền, đồng thời Việt Nam cũng trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới của Trung Quốc và là đối tác thương mại lớn nhất trong khu vực ASEAN.

Thời gian qua, Việt Nam luôn cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển kinh tế nên ngày càng có nhiều công ty thương mại và đầu tư của Trung Quốc đến Việt Nam thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

“Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM sẵn sàng tiếp tục đóng vai trò là cầu nối thúc đẩy và triển khai các đồng thuận quan trọng mà lãnh đạo hai nước đã nhất trí với nhau, thúc đẩy mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa giao lưu thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam”, ông Xu Zhou nhấn mạnh.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam

Ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Chủ tịch VCCI Chi nhánh TP.HCM cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có nhiều chuyển biến khó lường thì quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc luôn được hai nước quan tâm và đẩy mạnh trên mọi lĩnh vực.

Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, ở chiều ngược lại Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ sáu của Trung Quốc. Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc chiếm 1/4 tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN.

Dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, ông Nam cho biết, năm 2022, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt 175,57 tỷ USD, tăng 5,86% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số liệu của Hải quan Việt Nam so với con số (230 tỷ USD) của Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM có sự chênh lệch.

Theo ông Nam, chênh lệch này có thể là do phía Trung Quốc tính cả kim ngạch biên mậu nên kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc đã vượt trên 200 tỷ USD.

Điều này chứng tỏ mối quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc ngày càng phát triển một cách sâu đậm hơn. Riêng ba tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã đạt 35,6 tỷ USD, trong đó, giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt gần 12 tỷ USD, giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt gần 23,6 tỷ USD.

Trong quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam luôn nhập siêu từ Trung Quốc, đặc biệt là các nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong các ngành công nghiệp của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc sang Việt Nam gồm: Máy vi tính, các sản phẩm điện tử và linh kiện, các loại máy móc, thiết bị phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may, da giày ....

“Với vị trí địa lý gần gũi, nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc luôn có tính cạnh tranh cao, góp phần tích cực vào tăng trưởng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong quan hệ thương mại tính bổ sung lẫn nhau trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước là rất lớn”, ông Nam nói.

Để giảm nhập siêu, Việt Nam đang thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc mở cửa thị trường cho các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam, qua đó tạo điều kiện hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam nhất là hàng nông, thủy sản tiếp tục khơi thông dòng chảy thương mại trong bối cảnh kinh tế của Trung Quốc dần phục hồi sau đại dịch.

Nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc, Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh TP.HCM phối hợp Công ty TNHH Triển lãm thương mại Zhejiang Miolante Chiết Giang, Trung Quốc tổ chức triển lãm China Homelife Vietnam 2023.

Triễn lãm diễn ra từ ngày 15 – 17/6/2023, kỳ vọng tạo nên một làn sóng mới cho thị trường thương mại Việt Nam, mở ra cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam trao đổi trực tiếp với nhà sản xuất Trung Quốc về các vấn đề hai bên cùng quan tâm.

Hiện có hơn 350 công ty Trung Quốc tham gia trưng bày tại 418 gian hàng tại hội chợ, bao gồm những ngành như dệt may, trang trí nội thất, vật liệu xây dựng, điện tử tiêu dùng, máy móc công nghiệp, năng lượng điện, và các ngành công nghiệp khác.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

10 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều đạt xấp xỉ 516.868 tấn, trị giá 2,95 tỷ USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hạt điều có khả năng vượt mục tiêu 3,1 tỷ USD

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt 215.112 tấn, chiếm tỷ lệ 41,61%. Do chiếm tỷ lệ lớn nên sự tăng, giảm xuất khẩu của một trong 2 thị trường đều ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu toàn ngành điều.

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản đạt 7,42 tỷ USD, giảm 21,3% so với cùng kỳ năm ngoái

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 chỉ đạt 9 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 10/2023 tăng 3,4% so với tháng trước, tuy nhiên lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản vẫn giảm đến 21%. Theo Tổng thư ký Vasep, thị trường có nhiều khó khăn nên xuất khẩu thủy sản năm nay có thể chỉ đạt khoảng 9 tỷ USD.

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

Ước tính 7 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt gần 1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính đang có tín hiệu tích cực, kỳ vọng xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD, giảm 27,45% so với năm 2022, giảm 230 triệu so với mục tiêu 2 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Trung Quốc giảm mua kéo giá tiêu trong nước sụt giảm

Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng đẩy giá tiêu trong nước đạt gần 80.000 đồng/kg, nay động lực từ thị trường này đã giảm cộng với việc EU quyết định không nhập khẩu các mặt hàng nông sản được trồng trên đất từ phá rừng đã tác động tiêu cực lên giá tiêu.
Thu hoạch lúa Hè Thu bị chậm tiến độ do ảnh hưởng mưa

Các nước tăng mua đẩy giá gạo xuất khẩu tăng thêm 20 USD/tấn

Indonesia sẽ mua 2 triệu tấn gạo trong năm nay, từ nay đến cuối năm Philippines mua thêm ít nhất 1,5 triệu tấn gạo, châu Phi và Trung Quốc cũng đang có nhu cầu lớn. Thị trường gạo 6 tháng cuối năm sẽ rất sôi động và “cuộc chơi” sẽ thuộc về doanh nghiệp có chân hàng lớn.
Gạo tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu ngành nông nghiệp

Xuất khẩu gạo có thể mang về 4 tỷ USD năm 2023

6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 4,2 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 2,3 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 22,2% về lượng và tăng 34,7% trị giá. Nhu cầu thị trường đang tốt, dự báo cả năm xuất khẩu gạo có thể đạt trên, dưới 8 triệu tấn, mang về 4 tỷ USD.
Chat với BizLIVE