Hàng hóa rớt giá mạnh: Dấu hiệu kinh tế toàn cầu suy giảm

Giá hàng hóa đã giảm mạnh trong tháng qua, báo hiệu sự suy yếu trong nền kinh tế toàn cầu bất chấp thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi sau nỗi lo ngại về suy thoái kinh tế.

vna-potal-my-lenh-cam-nhap-khau-vang-co-the-khien-nga-thiet-hai-19-ty-usdnam-stand-20230818161115.jpg
Giám đốc điều hành Rob Ginsberg tại Wolfe Research, cho biết hầu hết các loại hàng hóa đều đang chịu sức ép, ngoại trừ vàng. Ảnh: TASS/TTXVN

Chứng khoán Mỹ đã dần phục hồi sau đợt bán tháo mạnh do dữ liệu việc làm và hoạt động sản xuất yếu kém. Các nhà đầu tư đã cố gắng bỏ qua nỗi lo suy thoái, trong đó một số nhà phân tích cho rằng nền tảng kinh tế Mỹ vẫn vững chắc.

Tuy nhiên, thị trường hàng hóa đang cho thấy một vấn đề khác của nền kinh tế toàn cầu. Quỹ đầu tư Invesco DB Base Metals, chuyên theo dõi hiệu suất của rổ hàng hóa kim loại cơ bản như đồng, nhôm, nickel, chì, kẽm, đã ghi nhận mức giảm hơn 7% trong tháng qua, trong khi giá dầu thô giảm 14% từ ngày 5/7 đến ngày 5/8.

Trong một báo cáo nghiên cứu công bố ngày 9/8, Giám đốc điều hành Rob Ginsberg tại Wolfe Research, cho biết hầu hết các loại hàng hóa đều đang chịu sức ép, ngoại trừ vàng. Điều này được xem như là một lời cảnh báo đối với tình trạng của nền kinh tế.

Đáng chú ý, Giám đốc toàn cầu về chiến lược hàng hóa tại TD Securities, ông Bart Melek, cũng cho hay diễn biến của giá đồng, vốn được vốn được xem là chỉ báo sớm về sức khỏe nền kinh tế, đang gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Quảng cáo

Giá đồng đã tăng vọt vào đầu năm nay với kỳ vọng về một siêu chu kỳ mà trong đó nhu cầu sẽ vượt cung do vai trò của kim loại này trong các ngành công nghiệp như xe điện, chất bán dẫn và năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, giá đồng đã giảm 21,4% từ mức “đỉnh” của năm 2024 là 5,19 USD/pound (1 pound=0,454 kg), đạt được trong ngày 20/5, xuống còn 4,089 USD/pound vào sáng ngày 12/8. Riêng trong tháng 7/2024, đồng đã để mất 12% giá trị.

Ông Melek cho hay sự suy yếu của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang gây áp lực lên giá đồng và dầu. Dữ liệu sản xuất toàn cầu cũng không "bùng nổ". Chuyên gia này cho rằng có khả năng đồng và dầu đang đối mặt với tình trạng dư thừa hơn là thị trường khan hiếm như một số nhà phân tích đã dự đoán.

Mặc dù thị trường dầu nhận được sự hỗ trợ từ căng thẳng địa chính trị đang diễn ra ở Trung Đông, nhưng nhu cầu yếu kém ở Trung Quốc đã gây áp lực lên thị trường trong nhiều tháng.

Ngày 12/8, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2024 xuống 135.000 thùng/ngày trước dự báo nhu cầu tại Trung Quốc giảm sút.

Theo ông Melek, cả thị trường năng lượng và thị trường kim loại cơ bản cũng như đồng đều đang phản ánh một môi trường kinh tế tăng trưởng chậm lại, từ đó tác động đến mức tăng nhu cầu cũng như làm giảm nguy cơ khan hiếm nguồn cung.

Trong khi nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, Mỹ lại đang nghiêng về chủ nghĩa bảo hộ, áp đặt thuế quan đối với mọi thứ từ xe điện, pin, chất bán dẫn đến mô-đun năng lượng Mặt Trời có xuất xứ từ Trung Quốc. Liên minh châu Âu cũng đã công bố thuế quan đối với xe điện Trung Quốc trong tháng 7/2024. Phản ứng với động thái này, Chính phủ Trung Quốc đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hôm 9/8.

Thị trường hiện đang chờ đợi báo cáo mới nhất về Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ, công bố ngày 14/8, và bình luận từ các quan chức sau cuộc họp thường niên của các nhà hoạch định chính sách tại Jackson Hole, Wyoming vào tuần tới.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giải mã thông điệp được gửi gắm trong bộ sưu tập Vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI

Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, hệ sinh thái sản phẩm vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI còn chứa đựng những thông điệp tinh thần độc đáo, gợi mở hành trình chinh phục thành công và thịnh vượng trong năm mới.

Giá vàng thế giới nối dài đà tăng Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản

Giá dầu chạm mức cao nhất 4 tháng do lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Nga

Giá dầu phiên 13/1 đạt mức cao nhất trong bốn tháng, chủ yếu do dự đoán rằng các lệnh trừng phạt mở rộng của Mỹ đối với dầu Nga sẽ buộc khách mua ở Ấn Độ và Trung Quốc tìm kiếm các nguồn cung khác.

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu Giá dầu thế giới tăng trước thời tiết lạnh ở Mỹ và châu Âu

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu

Giá dầu gần như đi ngang trong phiên giao dịch 9/1 tại châu Á giữa dự đoán nhu cầu nhiên liệu mùa Đông cao và mức tăng lớn trong lượng nhiên liệu dự trữ của Mỹ cũng như những lo ngại về kinh tế vĩ mô.

Lo ngại về nguồn cung đẩy giá dầu đi lên Giá dầu châu Á phục hồi nhờ nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng