Giá vàng thế giới chững lại sau đà tăng dài, vàng trong nước biến động

Sau đà giá tăng dài, giá vàng thế giới sáng 7/5 tạm thời chững lại do lực bán chốt lời gia tăng và tâm lý thận trọng trước cuộc họp chính sách của Fed.

Giá vàng thế giới chững lại sau đà tăng dài, vàng trong nước biến động

Tại thời điểm chốt phiên giao dịch sáng 7/5, giá vàng miếng SJC tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) ghi nhận giảm 500 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều so với kết phiên giao dịch trước, niêm yết ở mức giá 119,7 – 121,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Chênh lệch giữa giá mua và bán được duy trì là 2 triệu đồng/lượng.

Tại Tập đoàn Phú Quý, Công ty Bảo Tín Minh Châu và Tập đoàn DOJI , vàng miếng SJC được niêm yết giá mua vào là 120,2 triệu đồng/lượng, giá bán ra là 122,5 triệu đồng/lượng, tăng 300 nghìn đồng/lương ở giá bán ra, giá mua vào không thay đổi so với cuối phiên trước.

Ở mặt hàng vàng nhẫn, giá vàng nhẫn tròn trơn vàng Rồng Thăng Long không thay đổi, giao dịch ở giá là 117,5 – 120,5 triệu đồng/lượng.

Nhẫn tròn Phú Quý 999.9 tăng nhẹ 500 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều lên vùng giá 116 – 119 triệu đồng/lượng. Nhẫn DOJI Hưng Thịnh Vượng 9999 cũng có mức tăng tương tự ở cả hai chiều lên vùng giá 116 – 118,5 triệu đồng/lượng.

Quảng cáo

Nhẫn SJC 999.9 tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đứng giá ở 115,5 – 118 triệu đồng/lượng.

Mặc dù có điều chỉnh nhưng xu hướng giá vàng thế giới trong tuần qua vẫn đi lên.

Trên thị trường quốc tế, giá vàng thế giới hiện giao dịch quanh vùng 3.382,5 USD/ounce, điều chỉnh nhẹ sau khi vượt mốc 3.400 USD/ounce trong sáng nay. Nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa bao gồm thuế, phí, giá vàng thế giới hiện có giá trị 106,6 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 15,1 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tăng trở lại trong phiên đầu tuần nhờ lực mua mạnh từ Trung Quốc sau kỳ nghỉ lễ và lo ngại Mỹ sẽ áp thuế mới lên dược phẩm. Theo Adrian Ash – Giám đốc nghiên cứu tại BullionVault, nhà đầu tư Trung Quốc tăng mua vàng, trong khi các ngân hàng tìm cách giảm nắm giữ tài sản Mỹ, đặc biệt là đồng USD.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 5/5 phát tín hiệu có thể áp thuế nhập khẩu với dược phẩm trong hai tuần tới, sau khi đã đánh thuế 100% với phim nước ngoài. Cùng lúc, thị trường chờ đợi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuần này. Giới phân tích nhận định Fed chưa thay đổi lãi suất, nhưng nhà đầu tư sẽ chú ý đến định hướng điều hành trong thời gian tới.

Từ đầu năm, vàng đã tăng khoảng 26% và từng vượt mốc 3.500 USD/ounce. Giới chuyên gia vẫn lạc quan, trong đó chiến lược gia Daniel Ghali từ TD Securities dự báo giá vàng có thể đạt 4.000 USD/ounce trong năm nay.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Vàng - Tiền

Giá vàng có tuần giảm sâu nhất trong 6 tháng

Thị trường vàng toàn cầu ghi nhận tuần giảm sâu nhất kể từ tháng 11/2024 do tâm lý chuộng rủi ro quay trở lại sau thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung. Trong nước, giá vàng cũng đi xuống nhưng chênh lệch với thế giới vẫn ở mức cao.

Giá vàng châu Á thấp nhất trong hơn một tháng Giá vàng thế giới tăng sau số liệu kinh tế Mỹ kém khả quan Giá vàng SJC quay đầu tăng gần 2 triệu/lượng

Những biến số của thị trường vàng thế giới năm 2025

Sự tăng giá mạnh của vàng là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, chủ yếu là từ rủi ro liên quan đến thuế quan của Mỹ, căng thẳng địa chính trị, sự biến động của thị trường chứng khoán và đồng USD yếu đi.

Giá vàng thế giới tăng sau số liệu kinh tế Mỹ kém khả quan Giá vàng SJC quay đầu tăng gần 2 triệu/lượng

Giá vàng SJC tăng nhẹ, chênh với vàng thế giới gần 17 triệu đồng/lượng

Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 101,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 16,6 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá có thể diễn biến tích cực hơn trong quý II Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao UOB: Tỷ giá USD/VND có thể lên 26.300 VND trong quý III/2025