Giá gạo tăng cao có làm giảm tính cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường xuất khẩu?

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang đứng ở mức cao nhất trong vòng 2 năm qua so với các nước xuất khẩu gạo khác. Yếu tố nào đã đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, và khi giá gạo tăng cao các doanh nghiệp có dễ dàng đàm phán hợp đồng mới?
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã ở mức 498 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 4/2021 và cao hơn so với 3 nước xuất khẩu gạo còn lại là Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan.

Cụ thể, gạo 5% tấm Thái Lan giá 495 USD/tấn; gạo 5% tấm Ấn Độ giá 453 USD/tấn; gạo 5% tấm Pakistan giá 488 USD/tấn.

Các yếu tố góp phần đẩy giá lúa gạo tăng

Trao đổi với chúng tôi về các yếu tố dẫn đến giá gạo Việt Nam tăng cao trong thời gian qua, ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE phân tích, hiện tại giá gạo Việt Nam đang đứng ở mức cao so với các nước xuất khẩu khác do các hợp đồng đã ký trước đây còn nhiều mà lượng gạo Đông Xuân đã cạn, buộc các nhà xuất khẩu phải tăng mua gạo giá cao để hoàn tất các hợp đồng đã ký, trong khi sản lượng vụ Hè Thu năm nay dự báo thấp.

Sản lượng lúa Hè Thu thấp do đầu vụ thiếu nước và do thời tiết diễn biến không thuận lợi dẫn đến sản lượng và chất lượng lúa không cao, từ đó làm cho tỷ lệ thu hồi gạo thấp. Điều này làm cho giá thành gạo tăng rất cao, trong khi doanh nghiệp cần mua gạo để hoàn tất các hợp đồng đã ký.

“Đối với các hợp đồng có thời gian giao hàng gấp buộc doanh nghiệp phải tranh thủ giao hàng để giữ uy tín. Đối với những hợp đồng không gấp họ sẽ trì hoãn giao hàng sang quý 4/2023 chờ lúa Thu Đông. Mặc dù các hợp đồng này được ký với giá khá tốt nhưng nay giá gạo trong nước tăng cao nên nhà xuất khẩu đang từ lỗ nhẹ đến lỗ nhiều”, ông Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE nhận định.

Một yếu tố khác góp phần quan trọng đẩy giá gạo Việt Nam tăng cao là tất cả chi phí cơ bản đầu vào sản xuất lúa đều tăng, cộng với lương công nhân, chi phí bao bì, logistics … và một số chi phí vô hình khác cũng tăng.

Giá gạo tăng cao làm giảm tính cạnh tranh của gạo Việt

Theo Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE, giá gạo tăng cao làm cho tính cạnh tranh của gạo Việt Nam kém hơn so với các nước xuất khẩu khác. Dự kiến quý 3/2023, giá gạo sẽ giảm khi đó doanh nghiệp mới có thể đàm phán ký các hợp đồng mới, còn hiện tại số lượng hợp đồng ký mới là rất ít, do doanh nghiệp chỉ có thể bán được một vài loại hàng đặc biệt mà các nước khác không có.

Đối với các loại gạo trắng thường, gạo thơm, gạo Jasmine … Thái Lan, Ấn Độ đều có nhưng giá của Việt Nam đang cao nhất, trong khi chất lượng cũng bình thường nên khách hàng đến hỏi giá và không mua.

“Giá gạo tăng cao không phải điều mà doanh nghiệp mong muốn, điều họ mong muốn là giá gạo Việt Nam ở mức vừa phải để tăng tính cạnh tranh, và có thể ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo.

Đối với nông dân, giá gạo tăng cao họ cũng không có lợi nhuận nhiều, vì chi phí đầu vào cao nên bà con phải bán cao, chỉ những khâu trung gian trong chuỗi sản xuất lúa gạo mới có lợi. Đây là những bất cập lớn của ngành lúa gạo Việt Nam”, ông Phan Văn Có nói.

Chia sẻ quan điểm với ông Phan Văn Có, một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở miền Tây cho biết, Tổng cục Dự trữ Nhà nước triển khai dự trữ 220.000 tấn gạo loại 15% tấm nhập kho dự trữ quốc gia trong năm 2023 theo Quyết định số 139/QĐ-TCDT, và sẽ đóng thầu xét duyệt vào ngày 26/6 cũng là yếu tố đẩy giá gạo tăng cao.

Mặt khác, thị trường Indonesia cũng đang tăng mua gạo cho nhu cầu trong nước, trong khi vụ Hè Thu ở Đồng bằng sông Cửu Long chưa thu hoạch rộ, diện tích sản xuất giống lúa IR 50404, OM 380 … đã giảm khá nhiều (các giống lúa dùng làm gạo 5% tấm, 15% tấm), lúa từ Campuchia xuất khẩu sang cũng đã hết.

“Nguồn cung khan hiếm là các yếu tố chính khiến giá gạo IR 50404 và OM 380 khó xuống thấp nếu khi thu hoạch lúa không bị mưa”, đại diện doanh nghiệp này nói.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2023 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 3,62 triệu tấn, tương đương 1,92 tỷ USD, tăng 30,8% về khối lượng, tăng 41,6% về kim ngạch so với 5 tháng đầu năm 2022, giá trung bình đạt 529,4 USD/tấn, tăng 8,3%.

Đáng chú ý, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường Đông Nam Á đạt 2,14 triệu tấn, tương đương 1,07 tỷ USD, tăng 43,3% về lượng, tăng 54,2% kim ngạch. Chiếm 69,15% tổng lượng gạo xuất khẩu, và chiếm 79,43% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Trong đó, Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 42,3% trong tổng lượng và chiếm 40,3% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu, đạt 1,53 triệu tấn, tương đương 772,43 triệu USD, giá trung bình 504 USD/tấn, tăng 20,6% về lượng, tăng 31% về kim ngạch và tăng 8,6% về giá so với 5 tháng đầu năm 2022.

Thị trường Indonesia đứng thứ 2 đạt 369.032 tấn, tương đương 181,36 triệu USD, giá 491,4 USD/tấn, tăng tăng 16 lần về lượng và tăng 16,19 lần về kim ngạch và tăng 1,3% về giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 10,2% trong tổng lượng và chiếm 9,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Đứng thứ ba là Malaysia với lượng gạo xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm đạt 185.232 tấn, trị giá 90,071 triệu USD, so với 5 tháng đầu năm 2022, tăng 8,02 lần về khối lượng và tăng 8,04 lần về kim ngạch.
Theo Thời Đại

Đọc tiếp

10 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều đạt xấp xỉ 516.868 tấn, trị giá 2,95 tỷ USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hạt điều có khả năng vượt mục tiêu 3,1 tỷ USD

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt 215.112 tấn, chiếm tỷ lệ 41,61%. Do chiếm tỷ lệ lớn nên sự tăng, giảm xuất khẩu của một trong 2 thị trường đều ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu toàn ngành điều.

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản đạt 7,42 tỷ USD, giảm 21,3% so với cùng kỳ năm ngoái

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 chỉ đạt 9 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 10/2023 tăng 3,4% so với tháng trước, tuy nhiên lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản vẫn giảm đến 21%. Theo Tổng thư ký Vasep, thị trường có nhiều khó khăn nên xuất khẩu thủy sản năm nay có thể chỉ đạt khoảng 9 tỷ USD.

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

Ước tính 7 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt gần 1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính đang có tín hiệu tích cực, kỳ vọng xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD, giảm 27,45% so với năm 2022, giảm 230 triệu so với mục tiêu 2 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Trung Quốc giảm mua kéo giá tiêu trong nước sụt giảm

Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng đẩy giá tiêu trong nước đạt gần 80.000 đồng/kg, nay động lực từ thị trường này đã giảm cộng với việc EU quyết định không nhập khẩu các mặt hàng nông sản được trồng trên đất từ phá rừng đã tác động tiêu cực lên giá tiêu.
Thu hoạch lúa Hè Thu bị chậm tiến độ do ảnh hưởng mưa

Các nước tăng mua đẩy giá gạo xuất khẩu tăng thêm 20 USD/tấn

Indonesia sẽ mua 2 triệu tấn gạo trong năm nay, từ nay đến cuối năm Philippines mua thêm ít nhất 1,5 triệu tấn gạo, châu Phi và Trung Quốc cũng đang có nhu cầu lớn. Thị trường gạo 6 tháng cuối năm sẽ rất sôi động và “cuộc chơi” sẽ thuộc về doanh nghiệp có chân hàng lớn.
Gạo tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu ngành nông nghiệp

Xuất khẩu gạo có thể mang về 4 tỷ USD năm 2023

6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 4,2 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 2,3 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 22,2% về lượng và tăng 34,7% trị giá. Nhu cầu thị trường đang tốt, dự báo cả năm xuất khẩu gạo có thể đạt trên, dưới 8 triệu tấn, mang về 4 tỷ USD.
Chat với BizLIVE