Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang

Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.

122710-gia-dau-tho-the-gioi-giam-manh-gia-vang-tiep-tuc-duy-tri-muc-cao.jpg
Giàn khoan dầu tại Luling, Texas, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Kết thúc phiên này, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 80 xu Mỹ, tương đương 1,1%, lên mức 73,61 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) của Mỹ tăng 78 xu Mỹ, tương đương 1,11%, lên 69,52 USD/thùng.

Nga hiện là nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới sau Saudi Arabia. Do đó, bất kỳ sự gián đoạn lớn nào từ Nga cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.

Quảng cáo

Theo các nhà phân tích của ING, rủi ro đối với thị trường dầu mỏ bao gồm khả năng Ukraine tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga, cùng với sự không chắc chắn về phản ứng của Nga.

Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 545.000 thùng, đạt 430,3 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 15/11, cao hơn kỳ vọng của các nhà phân tích. Trong khi đó, tồn kho xăng tăng mạnh hơn dự báo, nhưng lượng dự trữ các sản phẩm chưng cất lại giảm nhiều hơn dự kiến.

Trung Quốc ngày 21/11 công bố các biện pháp thúc đẩy thương mại, bao gồm hỗ trợ nhập khẩu các sản phẩm năng lượng, giữa bối cảnh lo ngại về những lời đe dọa áp thuế từ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày càng lan rộng.

Theo ba nguồn tin từ Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh do Nga dẫn đầu, còn gọi là OPEC+, nhóm này có thể một lần nữa trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng tại cuộc họp ngày 1/12 tới do nhu cầu dầu toàn cầu vẫn yếu.

Trong khi đó, ông Austan Goolsbee, Chủ tịch chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ tại Chicago, tiếp tục ủng hộ việc cắt giảm lãi suất, nhưng với tốc độ chậm hơn. Chính sách tiền tệ thắt chặt có thể hạn chế các hoạt động kinh tế và nhu cầu dầu thô, tạo áp lực giảm lên giá dầu.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu giảm do lo ngại về tăng trưởng nhu cầu năm 2025

Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên giao dịch sáng ngày 23/12, do lo ngại về tăng trưởng nhu cầu năm 2025, đặc biệt tại Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Giá dầu thế giới giảm trở lại trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Quyết định của Fed kiềm chế đà tăng của giá dầu

Giá dầu châu Á giảm nhẹ khi nhà đầu tư chốt lời

Nhà phân tích Tony Sycamore cho biết sau đợt tăng giá 6% vào tuần trước và với việc giá dầu thô đang giao dịch gần mức đỉnh gần đây, thị trường đang chứng kiến một số hoạt động chốt lời nhẹ.

Giá dầu thế giới giằng co trước dự đoán Fed hạ lãi suất Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024

Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024

Giá dầu tăng nhẹ phiên chiều 13/12, hướng đến mức tăng hàng tuần đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024 khi các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Iran và Nga khiến thị trường càng thêm lo ngại về nguồn cung.

Giá dầu thế giới tăng hơn 1% do bất ổn địa chính trị gia tăng Giá dầu tăng do kỳ vọng nhu cầu cải thiện tại Trung Quốc