Giá dầu châu Á hướng tới mức tăng mạnh trong cả tuần

Chuyên gia Yeap Jun Rong nhận xét câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu nguồn cung dầu thô có thực sự gián đoạn hay không và điều đó sẽ khiến giá dầu rơi vào trạng thái chờ đợi vào cuối tuần.

Giá dầu châu Á đã ổn định trong phiên 4/10, nhưng dự kiến ghi nhận mức tăng mạnh trong tuần này, khi các nhà đầu tư cân nhắc khả năng xảy ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn ở Trung Đông, làm gián đoạn hoạt động sản xuất dầu ở nhiều nước thuộc khu vực này.

210414-gia-dau-tang-vot-sau-cang-tha-ng-gia-tang-ta-i-trung-dong.jpg
Công nhân làm việc tại nhà máy lọc dầu ở Wasit, Iraq. Ảnh: THX/TTXVN

 

Khoảng 13 giờ 46 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent biển Bắc không đổi ở mức 77,55 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) cũng không đổi ở mức 73,65 USD/thùng. Tuy nhiên, giá hai loại dầu chủ chốt này đều hướng tới mức tăng khoảng 8% trong tuần này.

Chiến lược gia thị trường của công ty môi giới tài chính IG, Yeap Jun Rong, cho biết mặc dù có những lo ngại về việc gián đoạn nguồn cung dầu ở Trung Đông, nhưng các nhà đầu tư cũng đang trở nên lạc quan hơn về triển vọng nhu cầu dầu nhờ những biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc. Điều này đã dẫn đến việc giảm bớt các dự báo giá dầu giảm trong tuần này.

Quảng cáo

Theo ông Yeap, câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu nguồn cung dầu thô có thực sự gián đoạn hay không và điều đó sẽ khiến giá dầu rơi vào trạng thái chờ đợi vào cuối tuần.

Ngày 3/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Mỹ đang thảo luận về việc liệu họ có hỗ trợ các hoạt động quân sự của Israel nhằm vào các cơ sở dầu mỏ của Iran để đáp lại động thái quân sự của Tehran đối với Israel hay không. Trong khi đó, quân đội Israel tiến hành các cuộc không kích mới trong cuộc xung đột với nhóm vũ trang Hezbollah của Liban.

Những bình luận của ông Biden đã góp phần vào mức tăng 5% của giá dầu trong ngày 3/10.

Các nhà phân tích cho biết mặc dù khu vực Trung Đông chiếm hơn 30% nguồn cung dầu của thế giới, nhưng rất khó có khả năng xảy ra một cuộc tấn công trực tiếp vào các cơ sở dầu mỏ của Iran.

Lo ngại về nguồn cung, mà đã đẩy giá dầu lên cao hồi đầu tuần, đã giảm xuống do công suất sản xuất dự trữ của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và thực tế là nguồn cung dầu thô toàn cầu vẫn chưa bị gián đoạn do bất ổn ở Trung Đông.

Theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, Iran và Libya đều là thành viên của OPEC. Iran, mặc dù chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ, đã sản xuất khoảng 4 triệu thùng dầu mỗi ngày trong năm 2023, trong khi Libya sản xuất khoảng 1,3 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2023.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung

Phiên 10/4, giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng, xóa bỏ đà tăng của phiên trước đó, khi các nhà đầu tư đánh giá lại việc tạm dừng áp thuế quan diện rộng của Mỹ và chú ý đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm

Phiên giao dịch này đã ghi nhận sự biến động mạnh khi giá có lúc giảm hơn 3 USD/thùng, nhưng sau đó lại tăng hơn 1 USD/thùng sau khi có thông tin cho rằng Mỹ đang xem xét tạm dừng áp thuế 90 ngày.

Giá dầu giảm mạnh do lo ngại về thuế quan mới của Mỹ Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu

Giá dầu đảo chiều giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump công bố thuế đối ứng

Sau khi tăng 1 USD trong phiên ngày 2/4, giá dầu thế giới đảo chiều giảm mạnh trong phiên giao dịch ngoài giờ, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đối ứng với các đối tác thương mại.

Mỹ đe dọa áp thuế, giá dầu biến động trái chiều Giá dầu nhích nhẹ sau khi Mỹ cảnh báo trừng phạt "vàng đen" của Nga