Giá dầu tăng hơn 1% do xung đột Trung Đông leo thang

Giá dầu đã tăng hơn 1 USD trong phiên giao dịch chiều 2/10, do lo ngại về căng thẳng ở Trung Đông có thể leo thang và làm gián đoạn nguồm cung dầu thô từ khu vực này.

 

143603-gia-dau-the-gioi-tiep-tuc-giam-ngay-30-1-2023.jpg
Một giàn khoan dầu tại thị trấn al-Qahtaniyah, tỉnh Hasakah, Syria. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo đó, giá dầu Brent tăng 1,08 USD (tương đương 1,47%) lên 74,64 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,12 USD (1,6%) lên 70,95 USD/thùng. Trước đó trong phiên giao dịch 1/10, cả hai loại dầu tiêu chuẩn đều tăng hơn 5%.

Bà Priyanka Sachdeva, nhà phân tích thị trường cấp cao tại công ty môi giới tài chính Phillip Nova, cho biết thị trường dầu mỏ vốn đang tập trung vào triển vọng kinh tế toàn cầu suy yếu, nhân tố sẽ làm giảm nhu cầu nhiên liệu. Tuy nhiên, thị trường nhanh chóng chuyển sang lo ngại về gián đoạn nguồn cung dầu ở Trung Đông sau khi Iran phóng tên lửa vào Israel.

Quảng cáo

Các nhà phân tích của ngân hàng ANZ cho biết việc Iran - một thành viên của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) - tham gia trực tiếp vào xung đột làm gia tăng khả năng gián đoạn nguồn cung dầu. Họ cũng cho biết sản lượng dầu của nước này đã tăng lên mức cao nhất trong 6 năm là 3,7 triệu thùng/ngày vào tháng 8/2024.

Công ty nghiên cứu thị trường Capital Economics cũng lưu ý sự leo thang của Iran có nguy cơ kéo Mỹ vào cuộc xung đột tại Trung Đông. Hiện Iran chiếm khoảng 4% sản lượng dầu toàn cầu. Vấn đề quan trọng là liệu Saudi Arabia có tăng sản lượng nếu nguồn cung của Iran bị gián đoạn hay không.

Các bộ trưởng từ OPEC và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (được gọi chung là OPEC+) sẽ nhóm họp vào cuối ngày 2/10. Họ sẽ xem xét thị trường với dự kiến sẽ không có thay đổi chính sách nào. Từ tháng 12 năm nay, OPEC+ đã lên kế hoạch tăng sản lượng thêm 180.000 thùng/ngày mỗi tháng.

Ghi chú của ANZ cho biết, bất kỳ gợi ý nào cho thấy khả năng OPEC+ tăng sản lượng đều có thể bù đắp những lo ngại về gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông.

Nhà phân tích Sachdeva của Phillip Nova cho biết, các nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi chặt chẽ báo cáo về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ vào thứ Sáu (4/10 giờ địa phương). Đây là yếu tố dự kiến sẽ ảnh hưởng đến triển vọng xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Động thái đó sẽ hỗ trợ nhu cầu dầu trong dài hạn bằng cách thúc đẩy hoạt động kinh tế chung.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Kim ngạch xuất khẩu rau quả 9 tháng bằng xấp xỉ cả năm 2023

Nửa đầu tháng 9/2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 460,19 triệu USD. Ước tính, kim ngạch xuất khẩu rau quả tháng 9/2024 đạt khoảng 920 triệu USD. Lũy kế, 9 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả đạt 5,64 tỷ USD, xấp xỉ kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2023.

Để tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả, cần chú trọng thị trường gần 1,4 tỷ dân Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng trưởng 2 con số

Căng thẳng Trung Đông đẩy giá dầu thế giới lên mức cao nhất trong ba tuần

Phiên 24/9, giá dầu thế giới tăng khoảng 2% lên mức cao nhất trong ba tuần, sau khi Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, công bố gói kích thích tiền tệ.

Giá dầu vẫn trong xu hướng tăng do lo ngại xung đột ở Trung Đông Số liệu kinh tế yếu kém của Eurozone gây sức ép lên giá dầu