EU thúc đẩy gói trừng phạt mới đối với Nga

Ngày 21/9, Ngoại trưởng các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí chuẩn bị các lệnh trừng phạt mới đối với Nga và tăng cường hỗ trợ vũ khí cho Ukraine, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh về động viên một phần quân đội.

Các Ngoại trưởng EU đã tiến hành nhóm họp bên lề khóa họp lần thứ 77 Đại Hội đồng Liên hợp quốc ở New York (Mỹ) để thống nhất phản ứng trước động thái của Nga. Sau khi được Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba thông báo tình hình, các Ngoại trưởng EU đã nhất trí chuẩn bị gói trừng phạt thứ 8 nhằm vào các lĩnh vực liên quan của kinh tế Nga, cũng như những cá nhân liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine.

Bên cạnh đó, các ngoại trưởng cũng nhất trí đẩy nhanh việc cung cấp vũ khí tới Ukraine. Tuy nhiên, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại EU Josep Borrell đã từ chối cung cấp thêm chi tiết về hình thức trừng phạt và hỗ trợ quân sự. Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, ông Borrell bày tỏ tin tưởng rằng các biện pháp mới này sẽ nhận được sự đồng thuận trong khối.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Estonia Urmas Reinsalu cho rằng cuộc họp ngày 21/9 nên tập trung vào sự đoàn kết, đẩy nhanh việc đưa ra gói trừng phạt mới và sử dụng cơ Cơ chế Hòa bình châu Âu (EPF) để tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Quảng cáo

Tuy nhiên, Hungary đã bác ý tưởng trên, khiến việc duy trì đoàn kết của EU trong việc áp đặt gói trừng phạt mới trở nên phức tạp, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang tác động nghiêm trọng đến khối.

Dự kiến các bộ trưởng EU sẽ nhóm họp chính thức vào giữa tháng 10 tới với gói trừng phạt mới nhiều khả năng sẽ được hoàn tất vào thời điểm này.

Ngày 14/9 vừa qua, Hội đồng châu Âu đã quyết định gia hạn các biện pháp hạn chế đối với Nga thêm 6 tháng, cho đến ngày 15/3/2023. Các biện pháp hạn chế hiện tại bao gồm hạn chế đi lại đối với cá nhân, đóng băng tài sản và cấm tạo quỹ hoặc các nguồn lực kinh tế khác cho những người và tổ chức của Nga có tên trong danh sách. Theo đó, 1.206 cá nhân và 108 thực thể của Nga sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế này.

Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine vào tháng 2 năm nay, EU đã mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm làm suy yếu đáng kể nền kinh tế của Nga. Cho đến nay, EU đã thông qua 7 gói trừng phạt nhằm vào Nga.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm