Đồng yên suy yếu xuống mức thấp nhất trong 2 thập kỷ sau khi thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật – ông Haruhiko Kuroda thề sẽ giữ chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ cho kinh tế hồi phục, thực tế này khiến nhiều người dự báo về khả năng giới chức Nhật sẽ có thể không can thiệp để nâng giá đồng tiền.
Theo Bloomberg đưa tin vào ngày thứ Tư, đồng yên giảm giá xuống mức 146,86 yên/USD sau tuyên bố của ông Kuroda, vượt qua ngưỡng 145,90yên/USD từng khiến cho giới chức Nhật buộc phải can thiệp để mua đồng yên vào tháng 9/2022, đây là lần can thiệp để nâng tỷ giá đồng yên đầu tiên tính từ năm 1998.
Đồng yên suy yếu quá ngưỡng Nhật can thiệp để hạ giá đồng tiền này.
“Chúng ta cần phải tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ cho đến khi chúng ta đạt mục tiêu lạm phát 2%. Kinh tế hiện vẫn đang hồi phục từ đại dịch COVID-19, chính vì vậy chúng ta cần phải tiếp tục để nền kinh tế có thể giữ vừng đà đi lên”, ông Kuroda nhấn mạnh trong tuyên bố của mình.
Vào đầu tuần này, Thủ tướng Nhật Fumio Kishida đồng thời cũng khẳng định quan điểm hỗ trợ chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của Ngân hàng Trung ương Nhật bất chấp việc đồng yên hạ giá mạnh trong năm nay, theo Financial Times đưa tin.
Ngân hàng Trung ương Nhật là một trong số ít các ngân hàng trung ương trên thế giới hiện vẫn giữ chính sách lãi suất siêu thấp trong khi phần lớn các ngân hàng trung ương đều nâng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát và theo kịp tốc độ nâng lãi suất của Fed.
Tuyên bố của ông Kuroda như vậy tái khẳng định cho việc ngân hàng trung ương sẽ không chệch hướng khỏi mục tiêu nới lỏng chính sách tiền tệ. Thực tế này khiến cho diễn biến chính sách của BOJ và Fed sẽ ngày một trái ngược. Các kỳ vọng về tỷ lệ lãi suất trên thị trường cho thấy Fed sẽ nâng lãi suất thêm ít nhất 150 điểm cơ bản trước thời điểm cuối quý 1/2023.
Thực tế này sẽ tạo ra thêm thách thức cho đồng yên đặc biệt khi mà các chuyên gia không ngừng dự báo về khả năng đồng USD sẽ mạnh lên khi mà Fed vẫn tiếp tục nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Việc can thiệp ngăn đồng nội tệ hạ giá sâu có thể coi như rất khác thường tại một đất nước mà bao lâu nay vốn hứng chịu nhiều chỉ trích từ các nước đối tác thương mại liên quan đến việc cố tình duy trì tỷ giá đồng nội tệ thấp nhằm hưởng lợi từ xuất khẩu.
Lần gần nhất Nhật can thiệp tỷ giá đồng yên chính là trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 1998, khi đó tỷ giá đồng yên chạm mức khoảng 146 yên/USD và đe dọa gây tổn hại đến kinh tế Nhật vốn đã mong manh.
Còn vào năm 2011, Nhật từng can thiệp khi tỷ giá đồng yên ở mức khoảng 130 yên/USD nhằm làm yếu đồng tiền này.
Cuối ngày hôm nay, đồng yên tăng giá 1,7% lên 141,71 yên/USD. Khi thông báo về biện pháp can thiệp, ông Kanda đã khẳng định động thái của ông là bất thường và một chiều.
Những tuần gần đây, giới chức Nhật đã không ngừng cảnh báo khi đồng yên hạ giá quá mức. BoJ trong khi đó cũng thực hiện nhiều đợt rà soát trên thị trường ngoại hối nhằm ngăn các hành vi đầu cơ tỷ giá xuống.
Đồng yên là đồng tiền có diễn biến suy giảm tồi tệ nhất trong nhóm 10 đồng nội tệ thuộc nhóm G10. Các doanh nghiệp và hộ gia đình Nhật đã trở nên ngày một bất bình về tác động tiêu cực của đồng yên yếu khi mà chi phí đầu vào và năng lượng tăng vọt.
Đồng đồng yên hạ giá mạnh hơn nữa sẽ gây ra áp lực lên ngân hàng trung ương đang đặt mục tiêu cao với việc kiềm chế lạm phát và chính phủ hiện đang chật vật trong việc ngăn chi phí cuộc sống leo thang.